Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 110)

3.3.2.1. Thiết lập mối quan hệ mật thiết CSTT và CSTK

Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với NHNN Việt Nam trong việc phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm phù hợp với sự chuyển đổi cơ

chế điều hành CSTT từ trực tiếp sang gián tiếp. Bộ Tài chính cần có sự trao đổi

thông tin kịp thời với NHNN Việt Nam về các diễn biến thu chi ngân sách nhất

là đối với các khoản có giá trị lớn, về thời điểm và lịch trình phát hành trái phiếu

Chính phủ cũng như các thông tin khác như kỳ hạn, khối lượng và lãi suất trái phiếu, đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ trong việc phát triển thị trường tín phiếu

kho bạc-cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

3.3.2.2. Phối hợp trong điều hành lãi suất trái phiếu chính phủ và TPKB

Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với NHNN trong điều hành lãi suất nhất là trong việc xác định các mức lãi suất trái phiếu Chính phủ làm cơ sở tạo lập đường cong lãi suất chuẩn, đồng thời tăng cường tính thị trường của lãi suất

tín phiếu Kho bạc, cũng như đa dạng hóa kỳ hạn của tín phiếu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích những thực trạng cũng như những mặt thành công và

hạn chế trong việc sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ, chương 3 nêu lên những định hướng , kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ. Phần đầu của chương 3, luận văn nêu lên những định hướng cơ bản về kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp

91

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng là một yêu cầu cấp bách cả trên phạm vi toàn cầu, cũng như của mỗi quốc gia.

Hoạt động điều hành CSTT của NHNN Việt Nam đã và đang có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực, thu được nhiều thành công đáng ghi nhận, nhất là trong việc chuyển từ điều hành trực tiếp sang điều hành gián tiếp, đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế đang có những biến đổi sâu sắc. Bên cạnh đó, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN cũng còn nhiều điểm cần khắc phục và điều chỉnh để thích ứng với bối cảnh mới của đất nước. Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam để công cụ lãi suất phát huy vai trò một đòn bẩy, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế là vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn tới. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt của Nhà nước và của ngành Ngân hàng, nhất là khi Luật NHNN và Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực..

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế điều hành lãi suất trong nền kinh tế thị trường cần sự phối hợp đồng bộ các giải pháp và một điều kiện quan trọng là phải đảm bảo tính độc lập thực sự cho NHTW, trước hết bao gồm độc lập trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, độc lập về các cam kết tài chính và độc lập về tài chính.

Đồng thời, để tác động của CSTT nói chung và cơ chế điều hành lãi suất nói riêng được đúng hướng, thì cần thiết phải có cải cách cơ cấu tổ chức NHNN theo hướng tập trung, gọn nhẹ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành CSTT,

hiệu lực quản lý Nhà nước và khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN theo cơ chế

thị trường, đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường kiểm soát thống nhất hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại; định hướng cụ thể cho sự trợ giúp với các đối tượng chính

92

sách; cũng như cần tăng cường phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền

tệ nhằm phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế điều hành CSTT từ trực tiếp sang gián tiếp, tạo điều kiện cho thực hiện thành công chính sách tài khóa...

Vấn đề lãi suất là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Trong điều kiện nghiên cứu có hạn, Luận văn khó tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như tất cả độc giả quan tâm đến vấn đề này để củng cố nhận thức và nâng cao hơn nữa kết quả nghiên cứu khoa học của mình.../.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách tham khảo

1. PGS.TS Hoàng Xuân Quế (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương, Nhà Xuất bản Thống kê.

2. PGS.TS Hoàng Xuân Quế (2004), Bàn về các công cụ của Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay, Nhà Xuất bản Thống kê.

3. Paul Samuelson - William D. Nordhaus (nhiều người dịch), Kinh tế học tập 1, NXB Tài chính, Hà Nội 2007.

4. PGS.TS. Tô Kim Ngọc - TS . Lê Thị Tuấn Nghĩa, Điều hành Chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Thống kê

5. Chủ biên : PGS.TS. Tô Kim Ngọc , Giáo trình tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống Kê - 2008

II. Tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học

6. Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2003). Kỷ yếu hội thảo khoa học Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của NHTW. NXB Thống kê. 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010). Đề án phát triển thị trường tiền tệ

Việt Nam .

8. Ths. Nguyễn Hữu Nghĩa (2011). Một số vấn đề tiền tệ và kinh tế vĩ mô năm 2010-2011. Tạp chí ngân hàng (Số 2+3)

9. TS. Hà Thị Sáu và Thân Thị Vi Linh (2011). Bàn về hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí ngân hàng (Số16). 10. TS. Nguyễn Đình Quang(2011). Ổn định thị trường tiền tệ : Kinh nghiệm

quốc tế và thực tiễn Việt Nam , Tạp chí ngân hàng,( Số 16).

11. TS.Nguyễn Thị Thanh Hương và Ths. Nguyễn Thị Tuyết Anh (2011). Một số tồn tại của Thị trường tiền tệ, ngân hàng hiện nay- Những kiến nghị chính sách. Tạp chí ngân hàng, (Số 15)

12. Ths. Đỗ Thị Ngọc Anh (2011). Trao đổi về cơ chế áp dụng lãi suất trần trong huy động vốn của NHNN hiện nay. Tạp chí ngân hàng, (Số 15) 13. TS.Kiều Hữu Thiện và Xuân Đảng (2011). Điều hành lãi suất của NHNN

- Thực trang năm 2010 và những vấn đề đặt ra. Tạp chí ngân hàng

14. TS. Nguyễn Thị Minh Huệ (2011). Phân tich hiệu quả của của chính sách lãi suất năm 2011 của Việt Nam. Tạp chí ngân hàng,(Số 24).

15. Minh Khuê (2012). Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất ngân hàng ở Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, (Số 3).

16. Phan Thị Thu Hà (2012). Bàn về điều hành lãi suấy của NHNN Việt Nam,

Tạp chí ngân hàng, (Số 13).

17. Ths. Lê Trần Duy Thư (2012). Bàn về xu hướng lãi suất hiện nay. Tạp chí ngân hàng, (Số 22).

18. TS. Hà Thị Sáu (2012). Thi trường tiền tệ liên ngân hàng - Thay đổi linh hoạt để đáp ứng yêu cầu. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng,(Số

116+117).

19. Lê Thị Diệu Huyền(2012). Tác động của chính sách lãi suất đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.

20. Ths. Huỳnh Thị Thúy Giang (2011). Một số kiến nghị để điều hành lãi suất hiệu quả. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (số 11)

21. Trần Quốc Quýnh (2011). Vận dụng hợp lý lãi suất cơ bản, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (số 8).

22. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh(2012). Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (Số 9).

23. Ths. Vũ Anh Đức(2012). Điều hành lãi suất - Biện pháp hành chính háy thả nổi cho thị trường. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (Số 13). 24. TS. Lê Thị Tuyết Hoa (2012). Xử lý bài toán lãi suất trong tình hình hiện

nay. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (Số 16).

25. Nguyễn Đắc Diệu Hương và Lê Lan Hương (2012). Một số giải pháp ổn định thị trường tiền tệ ngân hàng. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ,

(Số 24).

III. Các văn bản pháp luật

26. Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD (2010), NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Các văn kiện đạo hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - sự thật. 28. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các năm từ năm

Một phần của tài liệu 1340 sử dụng công cụ lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w