Tín dụng và tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN tín DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ min (Trang 25 - 37)

5. Cấu trúc luận văn

1.2 TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

1.2.2 Tín dụng và tín dụng doanh nghiệp

1.2.2.1 Tín dng

Tín dụng là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của các NHTM. Cho vay (tín dụng) chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất. Có nhiều khái niệm vềcho vay của

NHTM, trong đó có một sốkhái niệm điển hình nhưsau:

Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa các chủ thể kinh tế có ngân

hàng làm trung tâm. Dưới hình thức này, các quan hệtín dụng được thực hiện thông qua hoạt động của ngân hàng. Theo đà phát triển của nền kinh tế, hình thức tín dụng ngân hàng ngày càng trở thành hình thức chủ yếu khơng chỉ ở trong nước mà cịn

trên trường quốc tế.

Theo Luật tổ chức tín dụng:“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận đểtổchức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao

thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”3 Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi. Nói cách khác, nếu xem xét tín dụng ngân hàng như một q trình, có thểphát biểu tín dụng ngân hàng là sự vận động của giá trị vốn lần lượt qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn cho vay: Chuyển giao cho bên đi vay một lượng giá trị nhất

định biểu hiện dưới hình thái tiền tệhoặc hiện vật.

- Giai đoạn sử dụng vốn:Bên đi vay sửdụng tài sản trên trong một thời gian nhất định, hết thời gian thoảthuận, bên đi vay phải hoàn trảlại cho bên cho vay.

- Giai đoạn hoàn trả: Sau thời gian sửdụng vốn vay bên đi vay phải hoàn trảcho bên cho vay một giá trị vốn lớn hơn giá trị lúc cho vay. Phần chênh lệch đó có thểxem là lợi tức của bên cho vay.

Tóm lại, tín dụng ngân hàng là một giao dịch vềtài sản giữa bên cho vay và

bên đi vay, trong đó các các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa là bên đi vay vừa là bên cho vay. Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sửdụng tài sản cho bên đi vay trong thời gian thỏa thuận, bên đi vay có nghĩa vụhồn trảlại vơ điều kiệnđầy đủvốn và lãi cho bên cho vay khiđến thời hạn thanh tốn.

1.2.2.2 Tín dng doanh nghip

Từkhái niệm cho vay và khái niệm vềdoanh nghiệp ta có khái niệm về cho

vay đối với khách hàng doanh nghiệp như sau: “Cho vay đối với KHDN là hình

thức cấp tín dụng mà trong đó NHTM giao cho khách hàng là doanh nghiệp một khoản tiền đểsửdụng trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trảcảgốc và lãi với mục đích đáp ứng nhu cầu vay vốn để phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.”4

3 Tài liệu tham khảo - Theo khoản 14 và 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng (đã

được sửa đổi bổ sung năm 2004)

4

Tài liệu tham khảo - Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi bổ sung năm

Cho vay KHDN đóng góplớn đến sự lưu thơng các nguồn vốn trong xã hội,

điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu,từ nơi hiệu quảthấp đến nơi hiệu quảcao

để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh của các doanh nghiệp.

1.2.2.3Đặc điểm tín dng doanh nghip

Cho vay đối với doanh nghiệp là một trong những mục tiêu mởrộng tín dụng của các ngân hàng hiện nay. Khơng chỉ ở các nước đang phát triển như ở nước ta màở các nước phát triển thì KHDN cũng là một đối tượng khách hàng cần chú ý, vì đây là một thị trường rất tiềm năng vì các doanh nghiệp ngày càng gia tăng trên khắp cả nước và nhu cầu vay của khối doanh nghiệp rất lớn.

Cũng như các đối tượng cho vay khác thì cho vay doanh nghiệp có đầy đủ

các phương thức cho vay, tuy nhiên nó có phần nào chặt chẽ hơn về quy trình nghiệp vụvà giám sát. Có thểliệt kê một số đặc điểm cơ bản tín dụng doanh nghiệp

như sau:

Thứ nhất, cho vay doanh nghiệp có chứa đựng nhiều rủi ro vì hoạt động của

các doanh nghiệp chịu nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là sựbiến động của kinh tếthị

trường, đồng thời các hầu hết doanh nghiệp thiếu các tài sản thếchấp.

Thứ hai, số lượng KHDN vay vốn tại NH chiếm tỷtrọng thấp, nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Trong nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với số lượng cá

nhân. Do đó, số lượng KHDN vay vốn tại ngân hàng cũng thấp hơn nhiều so với số lượng khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, nếu như các món vay của khách hàng cá nhân thường có quy mơ nhỏ thì món vay của doanh nghiệp lại khá lớn. Chính bởi vậy dư nợcho vay KHDN lại chiếm tỷtrọng lớn trong tổng dư nợcủa ngân hàng.

Thứ ba, thơng tin khách hàng có độtin cậy hơn khách hàng cá nhân, hộgia

đình. Các doanh nghiệp cần phải công khai thông tin, đăng ký thông tin với Sở kế hoạch và Đầu tư các địa phương, mặt khác lại chịu sự quản lý của cơ quan thuế. Các doanh nghiệp hằng năm đều phải tuân thủ các quy định về chế độ báo cáo, kiểm tốn... do đó, thơng tin mà doanh nghiệp đã được kiểm chứng qua cơ quan

thuế, cơ quan kiểm tốn nên có sựtin cậyhơn.

Thứ tư, đối tượng cho vay KHDN rất đa dạng vì doanh nghiệp hoạt động

trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng có thểtới từ các địa bàn khác nhau, quy mô kinh doanh khác nhau, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Thứ năm, nhu cầu vay của doanh nghiệp thường rất lớn trong khi khả năng

đáp ứng vềtài sản bảo đảm nợ vay có giới hạn. Thơng thường để bổ sung nhu cầu thiếu hụt vốn kinh doanh, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp khá nhiều, nhưng trong các loại tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ thì chỉ có một số loại tài sản nhất

định có thể đảm bảo điều kiện đảm bảo nợvay.

Thứ sáu, chi phí tổ chức cho vay doanh nghiệp thường cao hơn cho vay cá nhân, hộ gia đình. Các khoản vay của doanh nghiệp thường lớn nên tiềm ẩn nhiều

rủi ro cao, với vốn vay được sử dụng cho mục đích kinh doanh nên nguồn trả nợ

thường là dự tính khơng chắc chắn trong tương lai. Chính vì vậy, khâu thẩm định khách hàng, giải ngân cũng như theo dõi khoản vay thường phức tại và tốn kém chi phíhơn.

1.2.2.4 Phân loi cho vay khách hàng doanh nghip

Có nhiều cách để phân loại cho vay tại NHTM, một số cách phân loại tín dụng doanh nghiệp chủyếu tại NHTM bao gồm các cách sau:

Căn cứ vào thời haṇ

- Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. Cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho các tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của cáctổ chức kinhtế,doanh nghiệp.

- Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từtrên 12 thángđến

60 tháng. Cho vay trung hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhàxưởng với qui mô vừa, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ hay để đầu tư cho

các dựán trung hạn có thờigian tương ứng.

- Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn trên 60 tháng. Loại cho

vay này được sửdụng nhằm cấp vốn cho các dựán lớn, đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến khoa học công nghệ, xây dưṇg nhà máy sản xuất…

Căn cứ vào loại tiền cho vay

- Cho vay bằng nội tệ: Loại cho vay màđồng tiền nhận nợ được tính bằng đồng tiền nước sởtại.

- Cho vay bằng ngoại tệ: Loại cho vay màđồng tiền nhận nợ được tính bằng

ngoại tệ.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay không bảo đảm: Là loại cho vay khơng có tài sản thếchấp, cầm cố hay bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Ngân hàng không nắm giữ một loại tài sản nào của người vay, những khách hàng là những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả, khi đó ngân hàng dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợbổsung.

- Cho vay có bảo đảm: Là hình thức cho vay dựa trên cơ sởngân hàng nắm giữcác tài sản thuộc sởhữu trực tiếp của người đi vay hoặc thuộc sở hữu của người bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm thường gặp là: thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lănh. Mục đích của việc này là khi có sựvi phạm hợp đồng tín dụng ngân hàng có quyền xử lý các tài sản đó để thu hồi tiền cho vay. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Các tài sản bảo đảm ở đây thường là các bất động sản, động sản thuộc

quyền sở hữu của bên đi vay, được phép giao dịch, khơng có tranh chấp, tài sản

được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.  Căn cứ vào hình thái giá trị

- Cho vay bằng tiền: Là loại hình cho vay được cung cấp bằng tiền. Đây là

hình thức cấp cho vay chủ yếu của ngân hàng và được thực hiện bằng các kỹ thuật

khác nhau như: cho vay ứng trước, thấu chi, cho vay thời vụ, cho vay trảgóp.

- Cho vay bằng tài sản: Là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổbiến và đa dạng, mà điển hình nhất là tài trợ thuê mua. Theo phương thức này ngân hàng hoặc

công ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho khách

hàng và theo định kỳkhách hàng hoàn trảnợ vay gồm cảgốc và lãi.

Căn cứ vào xuất xứ

- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có

nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trảnợvay cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc

mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ được phát sinh và còn trong thời hạn thanh tốn. Các hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng.

Căn cứ vào phương thức cho vay

Theo quy chếcho vay của các tổchức tín dụng ban hành ngày 31/12/2001, ngân hàng tiến hàng cho vay theo cácphương thức như sau:

-Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành thực

hiện những thủtục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương thức này áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn khơng thường xun, sản xuất khơngổn định, kinh doanh theo thời vụ, thươngvụ.

-Cho vay theo hợp đồng tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định, thoả

thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

-Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn đểthực hiện

đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụvà các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

-Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổchức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổchức tín dụng khác.

-Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thoả

thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc chưa được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳhạn trong thời hạn cho vay.

-Cho vay theo hạn mức: Khách hàng và ngân hàng xác định và thoả

thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Việc cho vay và thu nợ đan xen nhau, không phân định ranh giới, thời điểm cụ thể lúc nào

cho vay, lúc nào thu nợ.

-Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụvà rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểmứng tiền mặt là đại lý của tổchức tín dụng.

-Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổchức tín dụng và khách hàng thoảthuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dựphịng, mức phí trảcho hạn mức tín dụng dựphịng.

-Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Căn cứ vào mục đích cho vay

- Cho vay bất động sản: Bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và

giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nước ngoài.

- Cho vay đối với các tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng dành

cho ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, cơng ty tài chính và các tổchức tài chính khác.

- Cho vay nơng nghiệp: Nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: Giúp doanh nghiệp trang trải các chi

phí như mua hàng, nhập kho, trảthuế, trả lương cho cán bộcông nhân viên.

- Tài trợ thuê mua: Ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và

cho khách hàng thuê.

1.3 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

1.3.1 Khái niệm phát triển và phát triển tín dụng khách hành doanh nghiệp

Phát triển là khái niệm dùng đểkhái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từkém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Khái niệm phát triển được hiểu một cách đơn giản nhất là việc làm cho tăng cảchiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau thì khái niệm phát triển sẽ khác nhau. Chính vì vậy, xét trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển tín dụng KHDN về chiều rộng có thể hiểu là việc

tăng tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp trong tài sản của NHTM nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng vềquy mơ các khoản vay.

Bên cạnh đó, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM hiện nay, việc phát triển cho vay có thểbao gồm nhiều tiêu chí khác nhau như: Mởrộng quy mơ, hình thức, phạm vi hay đối tượng cho vay, địa bàn hoạt động. Song song với phát triển vềchiều rộng là việc phát triển vềchiều sâu. Đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp, phát triển về chiều sâu như đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN tín DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ min (Trang 25 - 37)