Đa dạng hóa phương thức, hình thức cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN tín DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ min (Trang 105 - 107)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.4Đa dạng hóa phương thức, hình thức cho vay

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG

3.2.4Đa dạng hóa phương thức, hình thức cho vay

Muốn phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng thì quan trọng nhất là phải gia tăng được số lượng khách hàng bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cũng như nâng

cao được chất lượng của các sản phẩm tín dụng của mình. Trong điều kiện tình hình

cạnh tranh gay gắt của lĩnh vực tài chính Chi nhánh như hiện nay, chịu sức ép bởi nhiều Ngân hàng thương mại lớn cả trong nước và cả nước ngoài, của cả các ngân hàng truyển thống và cácNgân hàng thương mại mới thành lập thì vấnđềcá thểhóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng do Chi nhánh mình cung cấp là rất quan trọng. Phát triển sản phẩm là cơ sở đểChi nhánh củng cố, mởrộng thị trường, tăng doanh số hoạt động và tăng thu nhập. Việc phát triển đa dạng các sản phẩm một mặt vừa khai thác được tiềm năng của thị trường, một mặt giúp Chi nhánh phân tán, hạn chếrủi ro.

Với đặc điểm là hoạt động đa dạng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề nên nhu cầu, mục đích và thời gian vay vốn của các doanh nghiệp cũng rất phong phú. Vì vậy, để đạt được mục đích thu hút nhiều khách hàng doanh nghiệp tiềm năng và mở rộng cho vay với các doanh nghiệp này, ngân hàng cần phải đa dạng hóa danh mục

các sản phẩm tài trợ, cho vay để phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất.

Ngân hàng nên nghiên cứu để đưa ra một danh mục sản phẩm tài trợ cho vay

riêng đối với doanh nghiệp. Ngoài các phương thức cho vay chủ yếu như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cần đẩy mạnh phát triển và quảng bá áp dụng các hình thức cho vay mới đối với doanh nghiệp như:

- Chiết khấu giấy tờ có giá: Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nắm giữcác giấy tờ có giá như: hối phiếu, tín phiếu, trái phiếu nhưng chưa đến thời

gian đáo hạn. Nếu doanh nghiệp phát sinh nhu cầu sửdụng vốn đột xuất thì họ có thể đem những giấy tờ này đến ngân hàng xin chiết khấu để có thêm vốn lưu động.

Đây là một hình thức cho vay gián tiếp giúp các doanh nghiệp thỏa mãn được nhu

cầu vềvốn đột xuất; tận dụng cơ hội kinh doanh trong khi vẫn được hưởng mức lãi suất cao từ các loại giấy tờ có giá; Tỷ lệ chiết khấu cao lên đến 100% giá trị của giấy tờcó giá.

- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: Sản phẩm này đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu chiết khấu hối phiếu kèm theo bộchứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức D/A, D/P, L/C, chuyển tiền bằng điện TTR; giúp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thu được tiền ngay khi giao hàng với nhiều tiện ích vượt trội.

- Cho vay thấu chi dựa trên tài khoản: Doanh nghiệp có nhu cầu bổsung vốn

lưu động thiếu hụt tạm thời như: để trả lương, nộp thuế, thanh tốn hóa đơn điện thoại hoặc thanh tốn tiền mua nguyên vật liệu,... trong khi chờ tiền thanh toán từ

đối tác. Ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi có thể chi

vượt số tiền có trong tài khoản tiền gửi thanh tốn khơng kỳhạn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn một cách nhanh nhất.

- Cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu: Đây chính là giải pháp tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp về tài sản đảm bảo cho các khoản vay, giúp doanh nghiệp dễdàng tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.

- Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng thế chấp L/C: với sản phẩm này, doanh nghiệp sẽ được đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các phương án làm hàng xuất khẩu có hợp đồng đầu ta với phương thức thanh toán bằng L/C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN tín DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ min (Trang 105 - 107)