Định hướng phát triển tín dụng của BIDV Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN tín DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ min (Trang 96 - 98)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Định hướng phát triển tín dụng của BIDV Quảng Trị

3.1.1.1 Định hướng chung

Thực hiện tốt chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về công tác cổ phần hoá, xây dựng Chi nhánh Quảng Trị trở thành một trong các

Chi nhánh hàng đầu về phát triển dịch vụ cho vay trong khu vực Bắc Trung Bộ, đa dạng hoá nguồn thu từ dịch vụ; đáp ứng đầy đủ đồng bộ các tiêu chuẩn thông lệ

quốc tế trong hoạt động Ngân hàng đến năm 2020;

Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: Thị trường, thị phần, sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả kinh doanh gắn với cơ cấu cho vay, khách hàng, nguồn thu; Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tuân thủ các hệ thống quản lý, các quy trình nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, hồn thiện mơ hình tổ chức theo hướng chuyên mơn hố.

3.1.1.2 Định hướngphát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp

- Thứ nhất, tập trung phát triển tín dụng đối với các doanh nghiệp truyền thống tốt của BIDV, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất

khẩu, các tập đoàn, tổng cơng ty, khách hàng có năng lực tài chính và trình độ quản

lý tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định, có khả năng chống đỡ các tác động của khủng hoảng kinh tế.

- Thứ hai, đối với các doanh nghiệp mới, BIDV Quảng Trị cần ưu tiên tiếp cận cácKHDN xuất khẩu, khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có kết quả xếp hạng tối thiểu từ A trở lên. Phát triển khách hàng là những doanh

nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, tăng nhanh thị phầntín dụngvà phân tán rủi ro tín dụng.

- Thứ ba, xây dựng các chính sách tín dụng phù hợp theo từng đối tượng

KHDN, xây dựng hệthống quản lý, đánh giá nhằm theo dõi, phát triển và phục vụ tốt nhất cho những KHDN hiệntại và các KHDN tiềm năng.

- Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay, đặc biệt là hạn chế rủi ro và kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với KHDN thuộc nhóm nợ xấu. Thực hiện đúng

các quy định của pháp luật về cho vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng

rủi ro tín dụng; nghiêm cấm nớilỏng các điều kiện cấp tín dụng.

- Thứ năm, đánh giá, xác định mức độ rủi ro theo từng sản phẩm, ngành

nghề, lĩnh vực để thực hiện kiểm sốt giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với một số ngành, lĩnh vực. Tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ hoạt động tín dụng vào các lĩnh vực: Bất động sản, chứng khoán theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước. Đẩy mạnh việc

đánh giá, phân tích và xác định khách hàng, nhóm khách hàng mục tiêu theo các

tiêu chí: Xếp hạng khách hàng, vốn điều lệ, tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ cho vay, bảo lãnh, mức độ đáp ứng chính sách

khách hàng… Đặc biệt là khả năng trả nợ củadoanh nghiệp đểcó biện pháp ứng xử phù hợpvà tuyệt đối tuân thủ giới hạn và các cơ cấu tín dụng được giao.

- Thứ sáu,đẩy mạnh cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các KHDN có nguồn thu ngoại tệ, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng các cơng cụ phái

sinh như hoán đổi tiền tệ chéo (CCS), hoán đổi lãi suất một đồng tiền (IRS) để

phòng ngừa rủi ro. Thực hiện xác định thời hạn cho vay phù hợp với khoảng thời gian của một chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; trong hợp đồng tín dụng có thoả thuận với khách hàng vay việc trả nợ tiền vay ngay khi khách hàng nhận được ngoại tệ thanh tốn từ nước ngồi.

- Thứ bảy, đánh giá thực trạng dư nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, lãi treo tại chi nhánh trong đó xác định rõ khách hàng có khả năng chuyển lên nhóm 1 để áp dụng chính sách khách hàng phù hợp, các khách hàng khó có khả năng cải thiện nhóm nợ

và có nguy cơ phát sinh nợ xấu, từ đó thu hẹp quy mơ tín dụng đối với các khách

hàng thuộc nhóm này. Đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo (tính pháp lý, tính khả mại, hiệu quả biện pháp quản lý…), nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo (TSĐB) nợ vay để giảm thiểu những tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng. Tăng cường kiểm tra, quản lý tín dụng, hồ sơ đảm bảo nợ vay theo đúng chỉ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN tín DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ min (Trang 96 - 98)