5. Cấu trúc luận văn
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
3.2.2. Cải tiến quy trình cho vay
Để cải tiến quy trình cấp tín dụng, từ 01/10/2009, BIDV chuyển đổi mơ hình
hoạt động tín dụng theo mơ hình TA2 phù hợp với thơng lệ quốc tế. Theo đó hoạt
động cho vay tách riêng thành 03 bộ phận riêng biệt là Quản lý khách hàng, Quản lý
rủi ro và Quản trị tín dụng.
Trong đó:
Bộ phận Quản lý khách hàng (QLKH) với chức năng nhiệm vụ chính là tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và đề xuất cấp tín dụng, đề xuất giải ngân (khơng quyết định cho vay).
Bộ phận Quản lý rủi ro (QLRR) với chức năng nhiệm vụ chính là: Xem xét phê duyệt cấp tín dụng một cách độc lập trên cơ sở đề xuất cấp tín dụng của Bộ phận Quản lý khách hàng.
Bộ phận Quản trị tín dụng (QTTD) với chức năng chính là xem xét giải ngân cho khách hàng một cách độc lập trên cở sở đề xuất giải ngân của bộ phận Quản lý khách hàng.Đồng thời, bộ phận Quản trị tín dụng là bộ phận lưu trữ hồ sơ tín dụng. Trước đây, việc tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, xem xét cấp tín dụng
và giải ngân chỉ do bộ phận tín dụng tại BIDV thực hiện. Điều đó chứa đựng rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng của BIDV, nhất là các rủi ro về đạo đức, rủi ro tác nghiệp. Việc áp dụng mơ hình TA2 trong hoạt động tín dụng như trên thì với mỗi nghiệp vụ cấp tín dụng hay giải ngân đều được xem xét bởi ít nhất hai bộ phận độc lập nhau, điều đó giúp hạn chế rất lớn rủi rotrong hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động theo mơ hình TA2, hệ thống vẫn bộc lộ một số nhược điểm trong quy trình hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong việc phối kết hợp để thực hiện công việc hiệu quả. Hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh rất quyết liệt với nhau đặc biệt trong lĩnh vực cho vay. Các khách hàng tiềm năng có nhiều sự lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng mà các khách hàng tiềm năng mới là mục tiêu hướng đến của các ngân hàng nói chung và của BIDVQuảng Trịnói riêng.
Do vậy, BIDV Quảng Trị cần nhanh chóng hồn thiện các quy trình cho vay
theo hướngbảo đảman tồn trong hoạt động cho vay đồngthời, giảm thời gian và thủ tục xét duyệt tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cho vay của Chi nhánh. Việc hồn thiện quy trình cho vayđối với DN nên thực hiện theo hướng sau:
Thứ nhất, cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong quy trình cho vay:
Hiện nay, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong quy trình chưa
được BIDV quy định rõ ràng, vẫn cịn chung chung, có nhiều điểm vướng mắc
dẫn đến các bộ phận trong dây chuyền xét duyệt cho vay chồng lấn lên nhau, có nhiều bất đồng, do đó thời gian xét duyệt lâu và khối lượng công việc của mỗi bộ phận là rất lớn. Chẳng hạn, một trong những chức năng của bộ phận QLKH là "chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khoản vay khi nhận hồ sơ", trong khi đó một trong những chức năng của bộ phận QTTD là "chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khoản vay khi nhận bàn giao của bộ phận QLKH". Trong khi đó BIDV khơng có khái niệm về hồ sơ như thế nào là hợp pháp, hợp lệ dẫn đến khi giải ngân khoản vay, giữa hai bộ phận này có rất nhiều bất đồng và thực tế việc giải quyết những bất
đồng này mất nhiều thời gian và thường xuyên phải làm việcvới khách hàng để làm rõ vấn đề gây phiền nhiễu rất lớn đến khách hàng.
Do vậy, việc quy định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận để các bộ phận không "lấn sân" của nhau là điều mấu chốt để hoạt động tín dụng
được vận hành thông suốt, phục vụ tốt nhất khách hàng.
Thứ hai, cần ứng dụng công nghệ thông tin vào để quản lý và xét duyệt
cho vay đối với khách hàng:
Hiện nay, tại BIDV Quảng Trị việc xét duyệt cấp tín dụng hay giải ngân thơng qua ít nhấthai bộ phận độc lập thơng qua việc trình ký mất rất nhiều thời gian và giấy tờ. Do vậy để bảo đảm về mặt thời gian và giảm thiểu thủ tục trình duyệtcần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu xét duyệt. Theo đó, bộ phận QLKH trình duyệt đề xuất cho vay, giải ngân bằng con đường điện tử; bộ phận Quản lý rủi ro xem xét cấp tín dụng và gửi kết quả lại cho bộ phận Quản lý khách hàng cũng bằng con đường điện tử; bộ phận Quản trị tín dụng phê duyệt giải ngân cũng bằng con đường điện tử.
Thứ ba, cần rà sốt lại quy trình và căn cứ vào hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam:
Để xem xét, những hồ sơ nào cần thiết yêu cầu khách hàng
cung cấp và những hồ sơ nào không cần thiết có thể lược bỏ để giảm thiểu
đến mức tối đa hồ sơ mà khách hàng phải cung cấp cho BIDV, góp phần nâng
cao tính cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của BIDV.
3.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt phịng ngừa, hạn chế rủi ro và xử lý nợ quá hạn đối với tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Trong điều kiện tỷ lệ nợ xấu và nợ q hạncủa doanh nghiệp có xu hướng
tăng, ngồi việc tích cực trích lập dự phịng như chi nhánh đã làm thì việc tăng
cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và xử lý nợ quá hạn đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong thời gian tới Chi nhánh cần có những giải pháp mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, cụ thể như sau:
- Ban lãnh đạo Ngân hàng có thể định kỳ, hoặc đột xuất kiểm tra, theo dõi
khách hàng/khoản vay để có được những thông tin cụ thể, trực tiếp phục vụ công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay.
- Từng thành viên trong Ban lãnh đạo, Cán bộnhân viên của ngân hàng cần
được thông tin thường xuyên, liên tục và trung thực về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình vay - trảcủa từng đối tượng khách hàng trong từng lĩnh vực, ngành nghềcụthể… đểtừ đó trực tiếp nâng cao năng lực quản lýđiều hành, năng lực quản
lý rủi ro trong hoạt động cho vay.
- Biện pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn: Ban giám đốc thường xuyên chỉ đạo cán bộQLKH phân loại nợquá hạn một cách chính xác theo nguyên nhân, theo thời gian, theo khả năng thu hồi để đưa ra biện pháp thích hợp xử lý nợ xấu. Cán bộ QLKH cần bám sát khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn và thực hiện xửlý tài sản bảo đảm. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì tổ thu hồi nợ quá hạn nhưng cũng cần phải có kế hoạch giao cho từng cán bộ chịu trách nhiệm đôn đốc thu nợ. Những khách hàng cốtình khơng trảnợcó thểlập hồ sơ khởi kiện ra tòa đểthu nợ.
Hiện nay, BIDV Quảng Trị đang có tỷ lệnợ nhóm 2, nợ xấu và nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở DN, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng nhanh. Nợ xấu, nợ quá hạn chủyếu tập trung vào nhóm ngành kinh doanh gỗ, xây dựng và vận tải, nên cần có một sốbiện pháp:
- Đưa ra các chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn theo từng món cụ thể cho cán bộ QLKH, bám sát thu hồi nợ, đặt chỉtiêu giảm nợquá hạn hàng tháng.
- Cần đánh giá, phân loại khách hàng đểcóứng xửkịp thời:
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp đã khôi phục được hoạt động kinh
doanh, có hợp đồng khai thác, vận chuyển có hiệu quả, có khả năng trả nợ gốc lãi, Ngân hàng cần xem xét cơ cấu lại cho khách hàng trong phạm vi thẩm quyền và
đúng quy định hiện hành của BIDV, đảm bảo nguyên tắc cơ cấu là nợ gốc cơ cấu
từng kỳhạn nhưng nợlãi phải trả đầy đủ, đúng hạn.
+ Đối với những trường hợp doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, khơng có
chiều hướng cải thiện, khơng có khả năng trảnợ từ nguồn hoạt động kinh doanh và
các nguồn khác. Chi nhánh yêu cầu khách hàng/bên thứ 3 giao tài sản thếchấp cho
Ngân hàng đểbán thu hồi nợ.
+ Chủ động giới thiệu những doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, có phương án khả thi, có tài sản đủ điều kiện thếchấp theo quy định bảo đảm tiền vay hiện hành của BIDV, vay mua lại tài sản để cơ cấu lại dư nợ cho vay kinh doanh. Việc thẩm định phải đảm bảo chất lượng, khách hàng mới phải đảm bảo thực sự có
uy tín, đáp ứng đủ điều kiện, quy định hiện hành về cấp tín dụng của BIDV. Tránh tình trạng cho vay lịng vịng, dẫn đến khơng phản ánh đúng chất lượng nợ.
+ Những trường hợp doanh nghiệp khơng có thiện chí hoặc cố tình khơng hợp tác với chi nhánh trong việc trả nợ, Chi nhánh phối hợp với phòng pháp chế - BIDV hội sở rà soát lại toàn bộ hồ sơ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phương, các cơ quan pháp luật hỗtrợ để giải quyết hoặc khởi kiện ra Tồ để địi nợ.
3.2.4 Đa dạng hóa phương thức, hình thức cho vay
Muốn phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng thì quan trọng nhất là phải gia tăng được số lượng khách hàng bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cũng như nâng
cao được chất lượng của các sản phẩm tín dụng của mình. Trong điều kiện tình hình
cạnh tranh gay gắt của lĩnh vực tài chính Chi nhánh như hiện nay, chịu sức ép bởi nhiều Ngân hàng thương mại lớn cả trong nước và cả nước ngoài, của cả các ngân hàng truyển thống và cácNgân hàng thương mại mới thành lập thì vấnđềcá thểhóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng do Chi nhánh mình cung cấp là rất quan trọng. Phát triển sản phẩm là cơ sở đểChi nhánh củng cố, mởrộng thị trường, tăng doanh số hoạt động và tăng thu nhập. Việc phát triển đa dạng các sản phẩm một mặt vừa khai thác được tiềm năng của thị trường, một mặt giúp Chi nhánh phân tán, hạn chếrủi ro.
Với đặc điểm là hoạt động đa dạng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề nên nhu cầu, mục đích và thời gian vay vốn của các doanh nghiệp cũng rất phong phú. Vì vậy, để đạt được mục đích thu hút nhiều khách hàng doanh nghiệp tiềm năng và mở rộng cho vay với các doanh nghiệp này, ngân hàng cần phải đa dạng hóa danh mục
các sản phẩm tài trợ, cho vay để phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất.
Ngân hàng nên nghiên cứu để đưa ra một danh mục sản phẩm tài trợ cho vay
riêng đối với doanh nghiệp. Ngoài các phương thức cho vay chủ yếu như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cần đẩy mạnh phát triển và quảng bá áp dụng các hình thức cho vay mới đối với doanh nghiệp như:
- Chiết khấu giấy tờ có giá: Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nắm giữcác giấy tờ có giá như: hối phiếu, tín phiếu, trái phiếu nhưng chưa đến thời
gian đáo hạn. Nếu doanh nghiệp phát sinh nhu cầu sửdụng vốn đột xuất thì họ có thể đem những giấy tờ này đến ngân hàng xin chiết khấu để có thêm vốn lưu động.
Đây là một hình thức cho vay gián tiếp giúp các doanh nghiệp thỏa mãn được nhu
cầu vềvốn đột xuất; tận dụng cơ hội kinh doanh trong khi vẫn được hưởng mức lãi suất cao từ các loại giấy tờ có giá; Tỷ lệ chiết khấu cao lên đến 100% giá trị của giấy tờcó giá.
- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: Sản phẩm này đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu chiết khấu hối phiếu kèm theo bộchứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức D/A, D/P, L/C, chuyển tiền bằng điện TTR; giúp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thu được tiền ngay khi giao hàng với nhiều tiện ích vượt trội.
- Cho vay thấu chi dựa trên tài khoản: Doanh nghiệp có nhu cầu bổsung vốn
lưu động thiếu hụt tạm thời như: để trả lương, nộp thuế, thanh tốn hóa đơn điện thoại hoặc thanh toán tiền mua nguyên vật liệu,... trong khi chờ tiền thanh toán từ
đối tác. Ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi có thể chi
vượt số tiền có trong tài khoản tiền gửi thanh tốn khơng kỳhạn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn một cách nhanh nhất.
- Cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu: Đây chính là giải pháp tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp về tài sản đảm bảo cho các khoản vay, giúp doanh nghiệp dễdàng tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.
- Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng thế chấp L/C: với sản phẩm này, doanh nghiệp sẽ được đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các phương án làm hàng xuất khẩu có hợp đồng đầu ta với phương thức thanh tốn bằng L/C
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ
cán bộ là giải pháp chung nhất của mọi cơ quan, đơn vị.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng nói chung và BIDV Quảng Trị nói riêng
thường chờ các doanh nghiệp vay vốn tìm đến ngân hàng mà ít chủ động tiếp thị
khách hàng. Do vậy, rất khó có được những khách hàng có uy tín, khách hàng tiềm
năng. Công tác đào tạo cán bộ cần triển khai: Các cán bộ làm cơng tác tín dụng phải
là những người có chun mơn tốt, đồng thời phải là người nhiệt tình, người có khả
năng giao tiếp và tiếp thị khách hàng tốt.
Mỗi cán bộ làm cơng tác tín dụng phải là người có kiến thức rộng, nắm bắt tốt nhu cầu của khách hàng và cũng như mọi sản phẩm dịch vụ của BIDV để có thể
tư vấn, phục vụ tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp. Do vậy, công tác đào tạo cán bộ để phát triển các sản phẩm tín dụng phải đảm bảo được yêu cầu nêu trên. BIDV Quảng Trị căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị có thể sử dụng một hoặc các hình thức đào tạo sau:
- Đào tạo tại chỗ: Cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực đào tạo cho cán bộ
mới; Thuê người đào tạo: BIDV Quảng Trị có thể thuê các chuyên gia trong
nước và nước ngồi có năng lực để đào tạo cho cán bộ của mình.
- Cử cán bộ đi đào tạo: BIDV Quảng Trị cũng có thể cử cán bộ của mình
đi đào tạo, học tập ở trong nước cũng như ngoài nước để nâng cao trình độ
của cán bộ, phục vụ tốt cơng tác nâng cao chất lượng tín dụng ở đơn vị mình.
*
* *
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Dựa trên thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại BIDV Quảng Trịvà dựa trên dự báo nhu cầu vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Trị, chương III đã đề xuất một số các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại BIDV–Chi nhánh Quảng Trị.
Các giải pháp chủ yếu bao gồm Tăng cường thực hiện các hoạt động
marketing và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp; Cải tiến quy trình cho vay; Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt phịng ngừa, hạn chếrủi ro và xử lý nợ quá hạn đối với tín