5. Cấu trúc luận văn
1.5 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC 1.5.1 Kinh nghiệm một số Ngân hàng thương mại trong nước
Trong những năm qua, Chính phủ đã có những chính sách thúc đẩy phát triển tín dụng doanh nghiệp theo hướng nới lỏng các điều kiện tín dụng, tạo hành lang
cho các Ngân hàng thương mại tự quyết định tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm, khơng có tài sản bảo đảm (tín chấp), NHNN chỉ đạo các Ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Một sốthời điểm, NHNN cho phép các
Ngân hàng được giữnguyên nhóm nợ của khách hàng đểgiảm dựphòng rủi ro, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp khó khăn có thời gian phục hồi và phát triển, các Ngân hàng thương mại mạnh dạn trong việc cấp tín dụng.
Các Ngân hàng thương mại trong nước đều có các chính sách, chương trình
trong từng giai đoạn nhằm phát triển tín dụng doanh nghiệp như: Tăng tỷlệcho vay tín chấp đối với khách hàng chung thủy, chỉ quan hệtín dụng với 1 Ngân hàng; hạ
lãi suất cho vay để đồng hành cùng doanh nghiệp; các gói thu mua nơng sản, xuất khẩu, đầu tư, …. Với những ưu đãi riêng biệt. Ngồi ra cịn các chương trình phục vụcho tập đồn và các cơng ty con với ưu đãi, lãi suất thấp, miễn phí chuyển tiền qua lại để đảm bảo giữ được nguồn vốn, ….
1.5.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):
Vietcombank là Ngân hàng tiên phong, hương ứng và thực hiện quyết liệt
các chủ trương, chính sách trong việc đẩy mạnh tài trợ tín dụng cho Danh nghiệp phát triển. Với thếmạnh vềmạng lưới, quan hệ đối tác với các tổchức tín dụng, tài chính trên khắp thế giới, Vietcombank luôn đi đầu trong việc tài trợ tín dụng và cung cấp dịch vụ cho các Doanh nghiệp FDI, các Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Các chương trình nổi bật trong thời gian qua: (i) Chương trình tín dụng
đồng hành cng Doanh nghiệp FDI với các chính sách hỗ trợ về vốn, về lãi suất, bán chéo dịch vụ thanh toán quốc tế với ưu thế vượt trội với các TCTD khác; (ii)
Chương trình tín dụng đồng hành cùng các Doanh nghiệp nhỏ và vừa; (iii) Chương trình tín dụng song hành cùng doanh nghiệp với ưu đãi về lãi suất khi khách hàng Doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện có số dư huy động vốn tương ứng.
1.5.1.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank):
Vietinbank là một trong những Ngân hàng đi đầu trong hoạt động hỗ trợ và
đồng hành cùng doanh nghiệp. Vietinbank thực hiện các chiến lược như: (i) Chương
trình tín dụng theo phân khúc đối với Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp nhỏvà vừa, Doanh nghiệp FDI với các chính sách hỗ trợ về vốn, về lãi suất, thủ tục, điều kiện chuyên biệt phù hợp cho từng phân khúc; (ii) Chương trình tín dụng hỗ trợ các Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên ưu tiên của nền kinh tế theo định hướng của NHNN; (iii) Các chương trình như kết nối Ngân hàng –Doanh nghiệp, cho vay phát triển công nghệ hỗ trợ, cho vay thanh niên khởi nghiệp hướng tới các khách hàng Doanh nghiệp mới thành lập, ….
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho BIDV Quảng Trị
Qua kinh nghiệm một số ngân hàng trong và ngoài nước, rút ra những bài
học kinh nghiệm cho BIDV Quảng Trị nhưsau :
- Thứnhất: Tín dụng và tín dụng doanh nghiệpđóng vai trị quan trọng trong
việc phân phối vốn, trên cơ sở khung pháp lý lành mạnh cho hệthống tài chính và
cơ chếgiám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệthống ngân hàng, BIDV Quảng Trị cần xây dựng mục tiêu tăng trưởng hợplý, tăng cường kiểm soát được chất lượng hoạt động
tín dụng và tín dụng KHDN.
- Thứ hai: Để thực hiện tốt tín dụng KHDN, Chi nhánh cần đa dạng các hình
thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thơng vốn, đồng thời thu hút tư bản nước ngồi để đáp ứng vốn cho quá trình phát triển.
- Thứ ba: Cần mở rộng tín dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo
động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đềhỗtrợlãi suất cho tín dụng cần phải có
chương trình hành động bước đi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm sốt chặt chẽcác khoản tín dụngđể tránh nguy cơ thất thốt vốn.
- Thứ tư: Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu giải quyết nhu cầu vốn cho quá trình phát triển hệthống các doanh nghiệp, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa–hiện đại hóa và kinh tếxã hộiở địa phương.
*
* *
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương I, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của
Ngân hàng thương mại và phát triển tín dụng KHDN tại cácNgân hàng thương mại. Theo đó, tác giả đã đưa ra các khái niệm chính như Ngân hàng thương mại là gì,
khái niệm tín dụng, khái niệm cho vay KHDN, đặc điểm cho vay KHDN, đồng thời, tác giả cũng đưa ra những nhân tố tác động đến phát triển hoạt động cho vay KHDN. Tác giảcũng đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay KHDN tại NHTM.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ