Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân

Một phần của tài liệu 0744 mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 32)

1.2.2.1. Các chỉ tiêu về quy mô , cơ cẩu tín dụng

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền cho vay đối với KHCN tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu hiện thực nhất để đánh giá hoạt động mở rộng cho vay KHCN. Dư nợ cho vay KHCN tăng chứng tỏ việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng đạt kết quả tốt, đồng thời phản ánh uy tín của Ngân hàng, dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng và phong phú. Và ngược lại, dư nợ cho vay thấp thể hiện Ngân hàng không có khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng, cho vay đối với KHCN c òn chưa tốt.

Việc đo lường, đánh giá dư nợ cho vay cá nhân thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân. Mức tăng trưởng dư nợ cao chứng tỏ Ngân hàng phục vụ được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng; chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao và ngược lại, mức tăng trưởng dư nợ thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức:

Mức tăng dư nợ cho vay = Dư nợ cho vay - Dư nợ cho vay KHCN năm (t) so với năm (t-1) KHCN năm (t) KHCN năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay HCN năm t tăng bao nhiêu đơn vị so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên nghĩa là số tiền mà ngân hàng cho vay đối với HCN tăng lên.

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ M c tă n g d n C h O vay KH C Nứ ư ợ ,,ʌ ɪ iirʌ ∕+∖ _ năm (t) S O v i năm (t - 1 )ớ

cho vay KHCN năm (t) = ---—---—--- -——- X 1 0 0 % D n C h O vay KH C N n ăm (t — 1 )ư ợ

so với năm (t-1)

Tỷ lệ này được so sánh giữa các năm (năm trước với năm sau) , giữa chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện được trong từng năm, giữa kết quả thực hiện được tại chi nhánh so với toàn ngân hàng và so với các ngân hàng khác.

Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngân hàng đang mở rộng được mạng lưới kinh doanh và ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và mở rộng mạng lưới kinh doanh, việc thực hiện mục tiêu của tín dụng của ngân hàng đang chưa hiệu quả.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ

Tỷ trọng dư nợ cho = D n C h O vay KH C Nư ợ

_ „ -η¾≡≡≡⅛≡≡ x 100%

vay KHCN

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN thể hiện cơ cấu tín dụng trong hoạt động cho vay của một ngân hàng đang tập trung vào mảng gì. Nếu tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN cao chứng tỏ ngân hàng đang đẩy mạnh vào cho vay đối với đối tượng KHCN và ngược lại, nếu tỷ trọng này thấp thì chứng tỏ ngân hàng đang có xu hướng tập trung vào các đối tượng khách hàng khác không phải là KHCN.

- Chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng cá nhân vay vốn

Số lượng khách hàng cá nhân là tổng số KHCN thực hiện giao dịch với ngân hàng trong một thời kỳ thường là một năm. Trong cho vay KHCN, số lượng khách hàng thể hiện thông qua số khoản vay mà ngân hàng cấp cho khách hàng.

Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa lượng KHCN năm t với số lượng KHCN năm t-1):

Mức tăng/giảm số lượng = Số lượng KHCN - Số lượng khách hàng KHCN năm (t) so với năm (t-1) hàng năm (t) năm (t-1)

Chỉ tiêu về số lượng khách hàng là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong nền kinh tế thị trường thì “khách hàng

là thượng đế”, vì chính khách hàng là người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hay nói cách khác khách hàng chính là người “trả lương” cho người lao động. Đối với lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, vì số lượng khách hàng đến với ngân hàng càng nhiều thì ngân hàng đó càng hoạt động thành công, hiệu quả, chứng tỏ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đó đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng.

Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm phản ánh việc phát triển quy mô mạng lưới khách hàng của ngân hàng. Dựa vào việc so sánh số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm qua các năm ta sẽ thấy được xu hướng mở rộng hay thu hẹp cho vay KHCN của ngân hàng. Mở rộng cho vay KHCN là ngân hàng vừa phải giữ vững lượng khách hàng trong hiện tại vừa phải không ngừng làm nó gia tăng.

Thị phần cho vay KHCNcủa một ngân hàng phản ánh rằng mức độ chiếm lĩnh thị trường cho vay KHCN của ngân hàng đó trong tổng dư nợ cho vay KHCN của các ngân hàng khác tại một thời điểm, hay nói cách khác, trong 100 đồng dư nợ cho vay KHCN của các ngân hàng cho KHCN vay trong nền kinh tế thì ngân hàng bạn chiếm bao nhiêu đồng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay KHCN:

- Chỉ tiêu tỷ lệ Nợ quá hạn

“Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá chất lượng tín dụng.

Tổng dư NQH cho

vay KHCN ____

Tỷ lệ NQH = ____ _____________ ×100% Tổng dư nợ cho vay

KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh khi đến kì hạn trả nợ gốc và lãi bên vay không đủ tiền trả và cũng không được gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Tuy nhiên, nợ quá hạn chưa phản ánh chính xác chất lượng dụng nếu số nợ đó vẫn có khả năng thu hồi. Tỷ lệ này thấp biểu hiện chất lượng của hoạt động tín dụng của Ngân hàng có độ an toàn cao mức độ rủi ro thấp và ngược lại.

- Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu hay nợ khó đò i là các khoản nợ dưới chuẩn, đã quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã làm ăn thua l ỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc thường quá ba tháng, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm nợ thích hợp.

Tại Việt Nam, nợ xấu gồm các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, các khoản nợ nghi ngờ và các khoản nợ có khả năng mất vốn.

Mở rộng cho vay KHCN phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng cho vay. Chất lượng cho vay một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu - đánh giá khả năng thu hồi nợ.

, Tổng dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = _____Z-__________ ×100% Tổng dư nợ

Đây là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Cũng giống như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại. Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 3%.

- Mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng hay dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản chi phí không bằng tiền mặt, mục tiêu của khoản mục này là để che dấu đi một phần lợi nhuận

của Ngân hàng, tránh bị đánh thuế và chuẩn bị cho những khoản vay có vấn đề. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam, theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2103 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về phân loại nợ, dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

- Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

- Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ đã được phân loại để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

-Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau: + Nhóm 1: 0%

+ Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20% + Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Mức độ trích lập và dự phòng rủi ro trong cho vay KHCN càng cao chứng tỏ cho vay KHCN đang có nhiều nợ xấu, mức độ phát triển cho vay□KHCN càng thấp và ngược lại.

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN

Lợi nhuận từ cho vay KHCN bao gồm các khoản thu từ lãi các khoản vay và các khoản thu khác từ cho vay KHCN như phí định giá, phí giải ngân, phí duy trì hạn mức. Cho vay HCN càng phát triển thì thu nhập từ cho vay HCN càng cao và ngược lại. Hiệu quả của hoạt động cho vay HCN được phản ánh thông qua thu nhập từ cho vay KHCN hoặc tỷ trọng thu nhập cho vay KHCN trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.

Giá trị tăng trưởng thu lãi = Thu lãi cho vay - Thu lãi cho vay KHCN

cho vay KHCN tuyệt đối HCN năm t năm t-1)

Chỉ tiêu này cho biết số thu lãi từ cho vay KHCN năm (t) tăng bao nhiêu đơn vị so với năm t-1)

Tốc độ tăng trưởng thu lãi = Th U lã i C h O vay KH C N n ă m (t) IQQO/ cho vay KHCN Th U lãi ch O vay KH C N năm (t - 1 )

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng thu lãi cho vay KHCN năm (t) so với năm (t-1) bao nhiêu phần trăm.

Tỷ trọng thu lãi từ cho vay = Th U 1 ãi C h O vay KH C N IOO0/ KHCN trong tổng thu nhập τθ"S thu "h?p ho∙∙t lli'n" "Sâ" hà "S x °

Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả của việc mở rộng cho vay KHCN. Mở rộng cho vay KHCN của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Việc tăng doanh số cho vay KHCN phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng doanh số cho vay thì hoạt động mở rộng cho vay này mới được coi là đạt hiệu quả. □

Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): là sự chệnh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu

NIM =

ɪ. 7 ɪ ʌ x 100% Tai san sinh lãi bình quân

Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.

- Mức độ đa dạng hóa trong sản phẩm cho vay KHCN

Mức độ đa dạng hoá sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung mở rộng hoạt động cho vay KHCN, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm cho vay tốt nhất, tiện ích nhất, không chỉ đáp ứng các nhu cầu thuần túy mà c òn đáp ứng mọi nhu cầu vốn. Sản phẩm càng đa dạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần.

Kênh phân phối là công cụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ và giao tiếp với khách hàng. Do đặc điểm của KHCN là dân cư phân bố trên khắp các địa bàn nên tất yếu ngân hàng phải mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch để tiếp cận và tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Kênh phân phối này tạo điều kiện tiếp xúc với khách hàng hiệu quả nhưng tốn chi phí xây dựng, đổi mới công nghệ và duy trì quản lý... Mạng lưới của các ngân hàng không chỉ gồm các chi nhánh, phòng giao dịch mà c òn có các hệ thống ATM, POS, Internet Banking, Phone Banking... với công nghệ hiện đại để đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 0744 mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w