Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0744 mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110)

NHNN có thể tổ chức nhiều hơn nữa những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành Ngân hàng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, tăng cường hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn cho các CBKHCN đồng thời tăng cường cả sự hợp tác giữa các NHTM.

Thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng bán lẻ để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

NHNN cần hoàn chỉnh hệ thồng các văn bản pháp lý, tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho cho vay KHCN phát triển. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm- dịch vụ của NHTM, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với NHTM, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển hoạt động này.

NHNN cần tiếp tục hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng với kỹ thuật cao, thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng. Sao cho khi một cá nhân hay một doanh nghiêp có vấn đề với một tổ chức tín dụng nào thì các tổ chức tín dụng khác đều nhận biết và đươc cập nhật một cách nhanh nhất. Chấm dứt và xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin giữa các tổ chức tín dụng.

Kiến nghị Ngân hàng nhà nước xây dựng một quy chế riêng về cho vay KHCN của NHTM. Từ đó sẽ đưa ra các văn bản hướng dẫn về các loại hình cho vay HCN mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể thực hiện. Có một đạo luật riêng về cho vay KHCN sẽ giúp các ngân hàng có căn cứ tạo điều kiện mở rộng cho vay khách hàng tại thị trường đang rất có tiềm năng phát triển này.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Thứ nhất, tăng cường công tác marketing cho các chi nhánh trong cùng hệ thống

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương nên đầu tư nhiều hơn cho hoạt động marketing ở mỗi chi nhánh: hỗ trợ chi nhánh thành lập phòng Marketing riêng lẻ, độc lập hoặc tăng cường chi phí cho khâu tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Việc này có tầm quan trọng rất lớn đối với chi nhánh trong việc mở rộng và phát triển mở rộng hoạt động cho vay HCN cũng như các hoạt động khác, giúp chi nhánh chủ động thực hiện chiến lược phát triển mở rộng cho vay khách hàng thể nhân cũng như hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh do Hội sở đề ra.

- Thứ hai, phát triển, đào tạo nguồn nhận lực

Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương nên mở rộng bồi dưỡng những cán bộ có năng lực, có triển vọng trên toàn hệ thống, tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, đào tạo, mời các chuyên gia đến

giảng dạy cho các cán bộ nâng cao trình độ. Ngân hàng cần đề xuất thêm các chương trình thi đua khen thưởng, tạo động lực rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, cần đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý, giúp cho cán bộ tại Vietcombank giữ được những quy tắc, kỷ luật trong công việc cũng như nỗ lực phát triển nghiệp vụ, thể hiện bản thân. Thường xuyên tiến hành kiểm tra đột xuất phong cách, tác phong giao dịch của nhân viên ngân hàng từ đó có cơ chế xử lý khen thưởng.

Cần tổ chức tuyển dụng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ QHKH, QLRR và phân bổ về chi nhánh, đảm bảo đủ số lượng nhận sự cho các chi nhánh để đáp ứng khối lương công việc. Chỉ tiêu kế hoạch của Hội sở đề ra ngày một cao do thực tế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, trong khi tình trạng hiện nay ở các chi nhánh hầu hết là một cán bộ phải đảm đương quá nhiều công việc cùng một lúc, dẫn đến tình trạng không hoàn thành được chỉ tiêu, chất lượng hiệu quả công việc không được cao. Do đó, ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cần lấy ý kiến của các chi nhánh về vấn đề bổ sung nhân sự để từ đó lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ để phân về chi nhánh đảm bảo đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ công việc được giao.

- Thứ ba, xây dựng hệ thống quản lý tín dụng tiên tiến, hiện đại

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương cần xây dựng các hệ thống quản lý tín dụng phù hợp, giảm thiểu quy trình, rút ng ắn thời gian thẩm định và phê duyệt khoản vay. Đặc biệt, cần xây dựng hệ thống văn bản tín dụng sao cho quản lý được hạn mức tín dụng phù hợp với từng ngành, từng sản phẩm, từng nhóm khách hàng và tiến tới quản lý hạn mức tín dụng theo từng cán bộ tín dụng. Hoàn thiện bộ máy hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách phù hợp với mục đích hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng và thẩm định để kịp thời ngăn chặn và có các biện pháp x lý phù hợp.

Để ngân hàng phát triển một cách lành mạnh chắc chắn thì phải giảm nợ quá hạn làm cho vòng quay của nguồn vốn từ Ngân hàng đến khách hàng và nguợc lại đuợc đều đặn, tránh tình trạng chậm trễ từ phía khách hàng hay Ngân hàng, đều gây ra bất lợi cho cả hai bên. Hạn chế nợ quá hạn là một giải pháp giúp cho hoạt động của Ngân hàng và tín dụng phát triển. Để hạn chế nợ quá hạn, Ngân hàng TMCP Ngoại Thuong cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Xây dựng chính sách tín dụng an toàn hiệu quả và phổ biến cụ thể, chi tiết đến các chi nhánh trong hệ thống

- Thực hiện tốt chính sách gia hạn nợ, giản nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Việc gia hạn nợ, giản nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đuợc dựa trên co sở khi có đon xin gia hạn của khách hàng vì vậy cần phải thuờng xuyên kiểm tra tình hình nợ vay của khách hàng và nh c nhở khách hàng trả nợ đúng hạn nếu khách hàng thấy không có khả năng trả nợ đúng hạn thì cần có đon xin gia hạn nợ kịp thời để cán bộ tín dụng xem xét và đề xuất ban lãnh đạo. Thực hiện việc gia hạn nợ cho khách hàng chính là tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng khó khăn kinh tế tạm thời.

- Theo dõi quản lý nợ quá hạn. Quản lý theo dõi các khoản nợ quá hạn phải tiến hành thuờng xuyên, liên tục giúp ngân hàng biết đuợc các khoản nợ chính xác của đon vị mình. T y theo tình trạng khoản nợ cụ thể mà có cách giải quyết linh hoạt hon. Thời gian truớc mắt có thể khách hàng chua có khả năng trả nợ cho ngân hàng nhung sau thời gian ng n phục hồi kinh tế khách hàng có thể trả đuợc khoản nợ cho ngân hàng thì không nhất thiết phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ.

- Thứ năm, phát triển, hoàn thiện danh mục sản phẩm, quy trình mang tính chuẩn hóa

Ngân hàng TMCP Ngoại Thuong cần xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ phong phú đa dạng, nhiều tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại trong đó lựa chọn một số sản phẩm có tính cạnh tranh cao để đầu tu, phát triển thành sản phẩm “lõi’’ của Vietcombank, tạo ra sự khách biệt với ngân hàng khác, tạo nên thuong hiệu vốn có của Vietcombank. Xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ bán lẻ có tính chuẩn hóa cao và có phân đoạn sản phẩm, xác định r đuợc nhóm khách hàng mục

tiêu mà sản phẩm hướng tới. Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, tác nghiệp giữa các bộ phận và khách hàng, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu, đồng thời giúp cán bộ cho vay giải quyết khoản vay nhanh hơn.

- Thứ sáu, phát triển công nghệ vào lĩnh vực ngân hàng

Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương đã tích cực triển khai các dự án hiện đại hoá Chi nhánh trong cả nước. Tuy nhiên công tác này mới đang trong giai đoạn phát triển, cần được chú trọng và đẩy mạnh. Vietcombank cần cải tiến công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kinh doanh đối ngoại, kết nối thanh toán giao dịch, vấn tin với khách hàng. Tiếp tục hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin để có thể triển khai công tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất ở trong nước cũng như quốc tế, hướng tới trở thành ngân hàng điện t , ngân hàng số. Ngoài ra, Ngân hàng cần đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng thông qua các ứng dụng công nghệ số dựa trên nền tảng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều, thông minh, làm đơn vị tiên phong trong cuộc chạy đua cách mạng công nghiệp 4.0 với các Ngân hàng khác, nhằm đa dạng hoá hình thức tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính cạnh tranh, đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công trình bày trong chương 2 luận văn với những kết quả đạt được và hạn chế, chương 3 đã đi vào đề xuất các giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm không ngừng mở rộng hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngo ại Thương Việt Nam - Chi Thành Công, tiệm cận với những thông lệ quốc tế. Ngoài ra chương 3 còn đề cập những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, và đối với bản thân Vietcombank nh ằm đẩy mạnh phát triển cho vay KHCN tại chi nhánh Thành Công.

KẾT LUẬN

Với những ưu thế và đặc điểm về thị trường, riêng các Ngân hàng có thể lưạ chọn chiến lươc phát triển cho riêng mình, có những ngân hàng chuyên bán buôn và có những ngân hàng chuyên bán lẻ. Tuy nhiên với mức độ phát triển của nền kinh tế như hiện nay, môt xu hướng phát triển tín dụng đã hình thành, đó là cho vay bán lẻ đã trở thành muc tiêu chiến lược của các NHTM. Phát triển cho vay KHCN taọ điều kiên nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thỏa maãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, bổ sung vốn phuc vục ho hoạt động kinh doanh của các hộ dân. Mặt khác cho vay bán lẻ là biện pháp hữu hiệu để phát triển đa dạng các sản phẩm dich vụ ngân hàng trên cơ sở bán chéo các sản gói phẩm dịch vụ khác đi kèm.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để phát triển cho vay khách hàng cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Vietcombank Thành Công trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trò của cho vay KHCN đối với các chủ thể trong nền kinh tế; những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của cho vay HCN của NHTM.

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển cho vay Vietcombank Thành Công c ng những vấn đề đặt ra trong phát triển cho vay KHCN ở Vietcombank Thành Công như: sản phẩm cho vay KHCN; những kết quả đạt được trong cho vay KHCN ở Vietcombank Thành Công giai đoạn 2017- 2019. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc phát triển cho vay HCN ở Vietcombank Thành Công.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của Vietcombank Thành Công, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển cho vay Vietcombank Thành Công.

Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện được chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ song hành với bán buôn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của Vietcombank nói chung và chi nhánh Thành Công nói riêng, trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế và tính chất phong phú trong lĩnh vưc nghiên cứu nên nôị dung luân văn còn nhiều khiếm khuyết và han chế cần đươc bổ sung. Do vậy, em rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2017), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội

2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê

3. Đào Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động.

4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013) , Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc

sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016) , Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về Quy định về hoạt động cho v c tổ chức t n dung, chi nh nh ng n hàng nư c ngoài

đối v i h ch hàng.

6. Lê Minh Sơn (2017), Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

7. Trần Hạnh Khôi (2017), Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính

8. Nguyễn Thị Như Thủy, 2015, Luận án tiến sĩ, “Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nô ng nghiệp và phát triển n ô ng th ô n tỉnh Quảng Nam”

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội

VCB-QLRRTD ngày 15/01/2019 và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam về việc Ban hành thực hiện chính sách bảo đảm tín dụng của VCB

11. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2018), Quyết định số 2507/QĐ- VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam về việc Ban hành quy trình cho vay đối v ới KHCN (đáp ứng Th ô ng tư 13)

12. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2018), Quyết định số 2544/QĐ- HĐQT-QLRRTD ngày 27/12/2018, QĐ 874/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 28/05/2019 và các văn bản sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam về việc Ban hành quy định về thẩm quyền phê duyệt với khách hàng bán lẻ của VCB

13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017), Quyết định số 486/QĐ- VCB-CSTD ngày 14/04/2017, 1124/QĐ-VCB-và 1125/QĐ-VCB-CSTD ngày

Một phần của tài liệu 0744 mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w