Phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN theo các chỉ tiêu quy mô, cơ

Một phần của tài liệu 0744 mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 86)

cơ cấu

2.2.3.1 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

Hiện nay, "Quy trình cho vay đối với KHCN " do Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương ban hành ngày 28/12/2018 quy định về quy trình xử lý các bước trong một quá trình cấp tín dụng cho một khách hàng cá nhân nhằm đảm bảo tính chất nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật. Quy trình cho vay đối với KHCN gồm các bước sau:

Bước 1 : Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, thẩm định đề xuất cấp tín dụng

Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và Lập báo cáo nhu cầu tín dụng của khách hàng:

CBKHCN thực hiện tiếp nhận/thu thập thông tin, hồ sơ cấp tín dụng, tài liệu liên quan của khách hàng. Khi tiếp nhận yêu cầu, CBKHCN căn cứ quy định tín dụng hiện hành để xem xét tối thiểu các nội dung sau:

a) Tính đầy đủ và hợp lệ về hình thức bề ngoài của hồ sơ:

i. Đầy đủ các văn bản, tài liệu theo quy định của Vietcombank; các thông tin đầy đủ, rõ ràng; nội dung các tài liệu phải nhất quán

ii. Nội dung Phương án sử dụng vốn được điền đúng, đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo yêu cầu của Vietcombank, có đầy đủ chữ ký của khách hàng.

b) Thông tin liên quan đến nhu cầu tín dụng cụ thể đang đề cập; nguồn trả nợ, khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và biện pháp bảo đảm tiền vay.

Thẩm định và lập báo cáo thẩm định cấp tín dụng:

CBTĐ KHCN tiếp nhận hồ sơ nhu cầu tín dụng của khách hàng từ CBKHCN và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ.

Căn cứ các thông tin thu thập được và quy định tín dụng hiện hành, CBTĐ KHCN chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB (nếu có) và thẩm định đề xuất tín dụng của khách hàng.

Ngoài các thông tin do CBKH cung cấp, CBTĐ chủ động thu thập thêm thông tin/tài liệu khác (nếu có để phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng. CBTĐ phối hợp với CBKH, thu xếp lịch làm việc với khách hàng (nếu cần) để phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng. Các nội dung tối thiểu cần thẩm định bao gồm:

ii. Sự phù hợp của việc cấp tín dụng với các quy định có liên quan của pháp luật và chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro hiện hành của VCB;

iii. Tính khả thi, hiệu quả và mức độ rủi ro (nếu có) liên quan đến phuơng án sử dụng vốn của khách hàng;

iv. Khả năng tài chính để trả nợ của khách hàng; v. Biện pháp bảo đảm tín dụng (nếu có)

Bước 2: Phê duyệt cấp tín dụng

CBTĐ KHCN trình bày ý kiến đề xuất về tình hình khách hàng trong BCTĐ với Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng để GĐ/Hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay tùy theo giá trị khoản vay thuộc quyền phán quyết của Giám đốc hay Hội đồng tín dụng.

Trên cơ sở BCTĐ có đầy đủ chữ ký của CBTĐ KHCN, cùng toàn bộ hồ sơ trình kèm theo, CTQ xem xét phê duyệt cấp tín dụng theo quy định trong thẩm quyền đuợc giao.

- Truờng hợp đồng ý cấp tín dụng, tại BCTĐ, CTQ phê duyệt ghi rõ đồng ý/đồng ý có điều kiện kèm theo.

- Truờng hợp từ chối cấp tín dụng, CTQ phải nêu rõ ý kiến từ chối, lý do.

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ sau phê duyệt cấp tín dụng

CBTĐ KHCN đầu mối, phối hợp với CBKHCN đàm phán với khách hàng (i) các điều kiện tín dụng, điều kiện thuơng mại mà CTQ phê duyệt, (ii) mẫu HĐTD, mẫu HĐBĐ (nếu có) và/hoặc mẫu Văn bản sửa đổi, bổ sung HĐTD /HĐBĐ (nếu có)

Truờng hợp khách hàng hoàn toàn đồng ý với các nội dung phê duyệt của CTQ, căn cứ nội dung phê duyệt của CTQ, CBTĐ HCN dự thảo HĐTD /HĐBĐ (nếu có) hoặc phối hợp với đơn vị tu vấn luật (nếu có thỏa thuận với khách hàng) để dự thảo, ký đầy đủ các trang. CBTĐ KHCN chịu trách nhiệm đảm bảo thông tin trên hợp đồng khớp đúng với những thông tin của khoản cấp tín dụng đã đuợc phê duyệt. Sau khi hoàn tất soạn thảo, CBTĐ KHCN chuyển HĐTD /HĐBĐ (nếu có) cho Lãnh đạo P.KHCN để rà soát truớc khi gửi các hợp đồng này cho khách hàng để xem xét ký.

Sau khi ký kết Hợp đồng bảo đảm và nhận hồ sơ gốc từ khách hàng, CBTĐ KHCN thực hiện công chứng/chứng thực theo quy định và thực hiện thủ tục đăng

ký biện pháp bảo đảm theo quy định.

Bước 4: Tác nghiệp giải ngân, thu nợ

Giải ngân vốn vay

CBTĐ KHCN tiếp nhận hồ sơ rút vốn của khách hàng. Hồ sơ rút vốn tối thiểu gồm: a) Giấy nhận nợ có chữ ký hợp lệ của khách hàng (theo mẫu của Vietcombank); b) Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay liên quan đến lần giải ngân là (i)một hoặc một số giấy tờ sau gồm: hợp đồng kinh tế, đề nghị thanh toán, tài liệu khác và/hoặc (ii) hóa đơn và/hoặc chứng từ thanh toán (bản gốc trừ trường hợp hóa đơn điện tử); c) Ủy nhiệm chi/giấy rút tiền mặt/lệnh chuyển tiền hoặc chứng từ tương đương.

CBTĐ KHCN kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ rút vốn và hạn mức còn lại của khách hàng. Trường hợp đánh giá hồ sơ không đầy đủ, CBTĐ KHCN đề nghị khách hàng bổ sung. Trường hợp đánh giá hồ sơ rút vốn đầy đủ và hợp lệ, CBQLN mở TK vay (nếu cần), cài thu nợ tự động trên hệ thống (nếu cần) , điền số tài khoản vay và ký đầy đủ vào các Giấy nhận nợ, trình Lãnh đạo BPQLN ký duyệt.

Thu nhợ

CBTĐ KHCN chủ động nhắc/thông báo nợ đến hạn cho khách hàng trước ngày đến hạn của khoản vay. Trường hợp đánh giá khách hàng không có khả năng tài chính để trả nợ đúng hạn, tùy thuộc vào nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng hoặc nguyên nhân khách quan, CBTĐ KHCN đề xuất biện pháp thích hợp trình CTQ quyết định

Bước 5: Giám sát tín dụng

Kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro

CBTĐ HCN chủ động n m b t thông tin từ khách hàng, thu thập thông tin các khoản vay c òn dư nợ, phối hợp với CBKHCN (nếu cần) để thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay theo thời gian quy định.

Thực hiện kiểm tra TS BĐ: CBTĐ KHCN thực hiện kiểm tra TSBĐ và định giá lại TSBĐ theo quy định hiện hành

Xử lý các khoản nợ quá hạn (chưaphải khoản cấp tín dụng có vấn đề):

CBTĐ HCN thực hiện theo dõi sát sao khách hàng và khoản vay quá hạn, tăng tần suất kiểm tra s dụng vốn vay, tài sản bảo đảm và kịp thời báo cáo Lãnh đạo P.KHCN/Lãnh đạo PGD để áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp

Xử lý khoản cấp tín dụng có vấn đề: Bộ phận QLNCVĐ thực hiện quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề theo Quy định về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề và các văn bản sử a đổi, bổ sung của Vietcombank từng thời kỳ

Bước 6: Thanh lý hợp đồng và giải chấp TSBĐ

Sau khi các nghĩa vụ trả nợ (nợ gốc, lãi, phí và nghĩa vụ tài chính khác, nếu có) thuộc HĐTD đã được thu hồi đầy đủ, CBQLN thực hiện đóng HĐTD/giải chấp TSBĐ.

Sau khi thanh lý HĐTD và bàn giao lại TSBĐ/hồ sơ TSBĐ cho khách hàng, BP TĐTD KHCN thực hiện hoặc hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

2.2.3.2 Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

Phân loại dư nợ cho vay theo đối tượng cho vay

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên thì quy mô cho vay khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng cũng tăng lên. Dư nợ cho vay KHCN của Vietcombank Thành Công giai đoạn 2017 - 2019 đã đạt được kết quả như sau:

Bảng 2.8 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank Thành Công giai đoạn 2017 - 2019

Tổng dư nợ 10.524 10 0 12.663 100 15.55 6 100 2.13 9 20,3 2.893 22,8 Dư nợ KHBB 6.91 9 65, 7 8.16 4 64. 5 10.297 66,2 1.24 5 18, 0 2.133 26,1 Dư nợ SMEs 2 36 ___3,5 8 45 6 3. 0 35 ____2,2 ____96 26,5 (108) -23,6 Dư nợ thể nhân 3.24 3 30, 8 3.98 5 31. 5 4.90 9 31,6 742 22, 9 924 23,2

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Dư nợ KHCN

Biểu đồ 2.3 Dư nợ cho vay KHCN của Vietcombank Thành Công giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: %

■Dư nợ KHCN

■Dư nợ KH SMEs

■Dư nợ KHBB

Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN của Vietcombank Thành Công giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (+/-) Tỷ lệ (%) Số tiền (+/- Tỷ lệ (%) Vay bất động sản 1.291 8 39, 01.65 4 41, 2.077 42,3 359 8 27, 742 9 25,

Nhìn vào bảng số liệu có thể nhận thấy, cho vay KHCN có sự tăng trưởng khá nhanh và tương đối ổn định qua các năm, cho thấy mảng nghiệp vụ này còn nhiều tiềm năng phát triển về sau. Năm 2017, dư nợ cho vay KHCN c òn chưa cao, ở mức 3.243 tỷ đồng, chiếm 30.8% tổng dư nợ của chi nhánh.

Năm 2018, mức sống của người dân đã được nâng cao, tạo đà cho hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng phát triển, tổng dư nợ đạt 12.663 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay KHCN là 3.985 tỷ đồng, tăng 742 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 22,9% so với năm 2017 và chiếm tỷ trọng 31,5% tổng dư nợ cùng kỳ của chi nhánh.

Đến năm 2019, dư nợ cho vay KHCN đã đạt 4.909 tỷ đồng, tăng mạnh 924 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 23,2% so với năm 2018, nâng tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân của chi nhánh lên 31,6% tổng dư nợ của chi nhánh. Ngoài ra, có thể thấy tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ tăng qua các năm, lần lượt là 30,8%, 31,5%, 31,6% từ năm 2017 đến năm 2019. Xu hướng này thể hiện cho vay KHCN ngày càng có tiềm năng mở rộng tại Vietcombank Thành Công. Trong những năm tới dư nợ cho vay KHCN phải không ngừng tăng trưởng cao để thị phần cho vay của ngân hàng được mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực mở rộng cho vay thể nhân.

Nhìn chung, với mục tiêu thực hiện tốt chỉ mục tiêu dài hạn của Hội sở đề ra là tăng trưởng tín dụng tốt, chi nhánh Thành Công luôn nỗ lực phấn đấu, nhằm theo đuổi mục tiêu trên. Cụ thể, ngân hàng luôn tìm kiếm khách hàng mới để tăng trưởng hoạt động tín dụng, nhưng cũng không quên giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của đối tượng khách hàng cũ như doanh nghiệp, cá nhân hay hộ gia đình, nhằm đảm bảo tổng dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước.

Phân loại dư nợ cho vay theo mục đích

Vietcombank Thành Công hiện đang cho vay HCN theo 5 mục đích chính đó là: Cho vay bất động sản, Cho vay kinh doanh, Cho vay mua ô tô, Cho vay tiêu dùng và cho vay khác. Cụ thể thực trạng kết quả hoạt động cho vay của Vietcombank Thành Công giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 2.19 Dư nợ cho vay KHCN của Vietcombank Thành Công theo mục đích cho vay

tô 6 2 3 1 Vay tiêu dùng 1.109 2 34, 91.41 6 35, 1.762 35,9 310 9 27, 434 2 24, Khác 14 3 4 4, 5 15 9 3, 201 4,1 13 8,9 46 5 29, Tổng cộng 3.243 10 0 53.98 100 4.909 100 742 9 22, 924 2 23,

■Khác

■Vay tiêu dùng

■Vay mua ô tô

■Vay kinh doanh

■Vay bất động sản

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo mục đích cho vay

2017 So tiền (+/-) Tv lệ (%) So tiền (+/-) Tv lệ (%)

đổi về tỷ trọng trên tổng dư nợ tín dụng qua các năm, trong đó hoạt động cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chính của

Vietcombank như cho vay mua nhà dự án, cho vay mua và xây sửa nhà ở. Điều này cũng là bình thường khi mà đời sống của người dân ngày một được cải thiện thì nhu

cầu về nhà ở tiện nghi hơn, đẹp hơn và rộng hơn cũng tăng lên... Do vậy, đã có nhiều người đến vay tiền ngân hàng để mua nhà hoặc để đầu tư bất động sản. Tỷ trọng cho vay bất động sản của chi nhánh trong 3 năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 39,8%, 41,4%, 42,3 %, tăng dần đều theo từng năm, và đạt mức 2.077 tỷ đồng tính đến hết năm 2019.

Hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng với đối tượng là các cá nhân và hộ gia đình có xu hướng giảm, đặc biệt trong hai năm 2018 và 2019. Năm 2017 sản phẩm này chiếm 8,2% tương ứng với 266 tỷ đồng, năm 2018 dư nợ là 263, giảm không đáng kể 1,1% so với năm 2017, tới năm 2019 dư nợ giảm còn 191 tỷ đồng chiếm 3,9% trên tổng dư nợ cho vay KHCN. Nguyên nhân là do quan điểm rủi ro của Chi nhánh ngày càng khắt khe hơn trong cho vay ô tô tiêu dùng, hạn chế cho vay đảm bảo bằng ô tô đã qua sử dụng. Trong những năm tới, nhu cầu của người dân sẽ tiếp tục tăng cao khi mà Chính phủ đã ban hành quy định giảm thuế trước bạ đối với xe lắp ráp trong nước, kèm theo đó là sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất và l p ráp ô tô trong nước. Đây là một cơ hội rất lớn không chỉ đối với chi nhánh để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng mua ô tô, mà còn là một thị trường tiềm năng cho các ngân hàng đang muốn mở rộng thị phần của mình trong lĩnh vực này.

Để đáp ứng nhu cầu vốn tối đa của khách hàng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong nước, Vietcombank còn cung cấp các gói vay h trợ sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng dư nợ từ 2017 đến 2019 của loại hình cho vay cho lần lượt là 13,4%, 12,5%, 13,8%. Những con số này còn khá khiêm tốn do hạng mục vay vốn này chủ yếu đến từ nhu cầu cá nhân, hộ gia đình phục vụ cho các mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển nhỏ lẻ trong nước.

Ngoài ra, dư nợ HCN vay tiêu d ng cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Năm 2017, dư nợ của loại hình vay này đạt 1,109 tỷ đồng (tỷ trọng 34,2%) , và tăng đều

qua các năm, đạt 1.762 tỷ đồng (tương đương 35,9%) tính đến hết năm 2019. Phần lớn trong nhóm vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá tại quầy, đảm bảo bằng sổ tiết kiệm ngoại tệ, số dư tiền gửi tiết kiệm VNĐ, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Ngoại thương đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết của khách hàng khi sổ tiết kiệm của khách hàng chưa đến hạn thanh toán.

Sản phẩm cho vay khác ở đây chủ yếu là cho vay thông qua hình thức phát hành thẻ tín dụng, cho vay thấu chi, cho vay lương đối với cán bộ công nhân viên, khoản mục này c òn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Tỷ trọng của hạng mục này thấp, được thể hiện qua các năm lần lượt là 4,4%, 3,9% và 4,1%.

Phân loại dư nợ theo thời hạn cho vay

Bảng 2.10 Cơ cấu cho vay đối với KHCN Theo thời hạn cho vay tại Vietcombank Thành Công giai đoạn 2017- 2019

Ngắn hạn 1.24 2 1.57 8 1.998 33 6 27,1 42 0 26, 6 Tỷ trọng tín dụng ng n hạn/ tổng dư nợ (%)______ 38, 3 39, 6 40, 7 45,3 45, 4 Trung, dài hạn_________ 12.00 7 2.40 2.911 6 40 20,3 4 50 9 20, Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn/ tổng dư nợ (%) 7 61, 4 60, 3 59, 54,7 6 54,

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

Một phần của tài liệu 0744 mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w