Bên cạnh những kết quả đạt được, cho vay đối với KHCN của chi nhánh vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Cho vay HCN tại chi nhánh chưa phát triển so với tiềm năng của chi nhánh cũng như so với tiềm năng của thị trường. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, chính sách cho vay KHCN mặc dù đã có sự thay đổi nhưng còn chậm và chưa thật sự hợp lý
Chính sách cho vay KHCN của Vietcombank Thành Công chưa thực sự thông thoáng và đồng nhất. Đối tượng vay tiêu dùng c òn hạn chế: Hiện tại hầu như các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Vietcombank Thành Công đang bị giới hạn ở những khách hàng có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Trong khi thực tế số người từ các tỉnh thành phố khác về làm ăn sinh sống tại Hà nội rất lớn. Chính những người này mới có nhu cầu vay vốn để trang trải các chi phí sinh hoạt cũng như đáp ứng các nhu cầu nhà ở.
Thứ hai, yêu cầu về tài sản đảm bảo bị thắt chặt
Trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, Vietcombank bắt buộc tuân thủ môi trường pháp lý về chế độ kế toán, kiểm toán tài chính đang trong quá trình hoàn thiện vì thế tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, thông tin khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo quy chế cho vay. Do vậy các điều kiện thẩm định năng lực tài chính, năng lực trả nợ, kiểm soát d ng tiền đối với nhiều khách hàng vay rất khó xác định đúng. Thực tế, có những trường hợp khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, Ngân hàng tiếp cận cho vay, xác định mức cho vay theo nhu cầu thực tế thấp hơn so với mức cho vay tối đa trên giá trị được bảo đảm của tài sản thế chấp dẫn đến khách hàng đi vay ngân hàng khác. Đó là một thách thức giữa việc tuân thủ quy chế cho vay và yêu cầu phát triển thị phần tín dụng của ngân hàng.
Thứ ba, vị thế cạnh tranh và tính linh động của Vietcombank trên một số lĩnh vực bị thu hẹp
Vietcombank Thành Công vẫn c òn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của hội sở Vietcombank và các cơ quan quản lý khác, đồng thời nhận được sự bảo trợ của NHNN trên một số lĩnh vực. Cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam khác, Vietcombank chịu ảnh hưởng mạnh bởi chính sách của NHNN. Chẳng hạn, các ngân hàng trong nước bị khống chế bởi hạn mức tăng trưởng tín dụng tối đa. Nguyên nhân này nhiều khi làm ngân hàng thiếu tính chủ động, nhạy bén trên thị trường, nhất là trong hoạt động cho vay□- một hoạt động phát triển và chịu nhiều
áp lực cạnh tranh.
Thứ tư, công tác Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong cho vay KHCN chưa được thực hiện đầy đủ
Chi nhánh Thành Công mặc dù đã có sự quan tâm sâu sát đến công tác trích lập song việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cá nhân về cơ bản dựa vào các nhóm nợ của khách hàng, tuy nhiên do áp lực hoàn thành kế hoạch trích lập dự phòng do Vietcombank Thành Công giao nên kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng chua phản ánh đúng chất luợng tín dụng tại chi nhánh.
Việc xử lý nợ xấu tại chi nhánh chủ yếu là từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, việc thu hồi nợ xấu do tổ xử lý nợ có trách nhiệm nhung đến nay chua thực sự phát huy hiệu quả. Việc xử lý nợ xấu vẫn c òn chua kiên quyết, chua đề ra các biện pháp triệt để, tích cực, do đó kết quả thu hồi các khoản nợ đuợc xử lý c òn thấp. Vietcombank Thành Công đã ban hành văn bản huớng dẫn quy trình xử lý tài sản bảo đảm nhung thực tế triển khai c n hạn chế, nên việc thu hồi nợ xấu vẫn chủ yếu dùng biện pháp động viên, đôn đốc khách hàng trả nợ.
Thứ năm, chiến lược tạo sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ chưa đạt hiệu quả tốt
Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân của Chi nhánh khá đa dạng nhung vẫn chua có những đặc trung nổi bật tạo đuợc sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, chua phát triển đuợc hết các danh mục sản phẩm của Ngân hàng ngoại thuơng. Các sản phẩm mà chi nhánh triển khai chủ yếu là sản phẩm cho vay tiêu dùng, chua có sản phẩm đặc thù cho từng phân khúc khách hàng.