1.2.3.1 Các nhân tố khách quan
* Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, mức sống của người dân được nâng cao, thu nhập cao hơn và ổn định, do đó nhu cầu về tiêu dùng của dân cư cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn, do vậy , tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của dân cư giảm xuống làm cho nhu cầu chi tiêu cũng giảm và như vậy hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Lãi suất: Khi lãi suất trên thị trường tăng lên thì lãi suất cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại cũng tăng cao, làm chi phí về mua sắm tăng lên, nhu cầu chi tiêu của dân cư giảm , ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Lạm phát: Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá. Lúc này người dân không còn thích gửi tiền vào ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.
* Môi trường Chính trị-Pháp luật
Chính trị: Môi trường chính trị ổn định, không xảy ra xung đột, đảo chính hay nội chiến sẽ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, tạo lòng tin cho nhân dân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại mở rộng kinh doanh trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng.
Pháp luật: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu tác động của rất nhiều các văn bản quy định của nhà nước như Luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự... Nếu các văn bản, quy định không rõ ràng chặt chẽ, không đồng bộ sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Bên cạnh đó, pháp luật thiếu tính chặt ché đồng
bộ cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong môi trường pháp luật như vậy, các doanh nghiệp sẽ không yên tâm làm ăn, cắt giảm đầu tư làm nền kinh tế kém phát triển, thu nhập của dân cư giảm làm giảm nhu cầu chi tiêu, dẫn đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, môI trường pháp luật dồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng sẽ khuyến khích các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và tăng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
* Môi trường văn hoá xã hội:
Thói quen tiêu dùng: Có ảnh hưởng rất lớn đến cho vay tiêu dùng, đặc biệt là quyết định của người tiêu dùng. Những thói quen của người dân như tiêu tiền mặt, không quen thanh toán qua thẻ hay vào siêu thị sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các loại hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Trình độ dân trí: Trình độ dân trí của người dân Việt Nam còn tương đối thấp. Đây cũng là một trở ngại lớn cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hiện tại, cho vay tiêu dùng ở nước ta mới chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, nơI mà người dân có trình độ dân trí tương đối cao, còn ở nông thôn thì hầu như không có cho vay tiêu dùng.
*Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới và cơ hội thị trường mới. Đây được coi là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy các ngân hàng phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là trong hoạt động cho vay tiêu dùng như công nghệ thẻ, hệ thống máy tính, các phần mềm xử lý nghiệp vụ. .. để giúp ngân hàng giả quyết công việc nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
b. Môi trường vi mô: * Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những tổ chức tài chính hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các ngân hàng khác, các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân. ... Các tổ chức tài chính luôn ghanh đua và dùng mọi biện pháp để tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập thị phần của nhau. Các đối thủ luôn đa dạng hoá kinh doanh, tung sản phẩm mới, các hình thức cho vay tiêu dùng mới để thu hút khách hàng, tạo ra môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các tổ chức tài chính sắp hình thành, hoạt động trong cùng lĩnh vực ngân hàng, như các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài hay các ngân hàng thương mại cổ phần sắp thành lập.. .Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có những lợi thế của người đi sau là tránh được những sai lầm mà các ngân hàng đi trước đã mắc phải, do đó cũng góp phần làm cho môi trường cạnh tranh gay gắt hơn.
*Khách hàng:
Tư cách đạo đức của khách hàng: Thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng không có thiện chí trả nợ thì ngân hàng cũng khó lòng thu hồi được các khoản cho vay. Khi đó rủi ro mà hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại cho ngân hàng sẽ rất cao, các ngân hàng khó lòng mở rộng cho vay tiêu dùng.
Khả năng tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng quyết định đến khả năng trả nợ tiền vay cho ngân hàng. Một khách hàng có khả năng tài chính tốt sẽ đảm bảo cho khoản cho vay của ngân hàng được an toàn, do khả năng thu hồi nợ cao. Vì vậy, trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng, mức thu nhập, sự ổn định của thu nhập. và nó ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.
1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan
* Vốn tự có: Là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được và thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Vốn tự có chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng có vai trò hết sức quan trọng. Nó được xem như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị tài sản Có của ngân hàng- có thể đấy ngân hàng tới tình trạng thiếu khả năng chi trả và phá sản. Nó quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như góp phần làm tăng lòng tin, hình ảnh,
uy tín của ngân hàng với khách hàng. Như vậy, việc huy động vốn của ngân hàng sẽ tốt hơn, tạo nguồn vốn cho vay tiêu dùng nhiều hơn và ngược lại.
* Khả năng huy động vốn: Khi quy mô huy động vốn lớn, ngân hàng có khả năng cho vay ra càng nhiều. Nếu chi phí huy động vốn thấp thì ngân hàng sẽ có điều kiện cho khách hàng vay với mức lãi suất cạnh tranh. Điều này tạo thuận lợi cho mở rộng tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.
b. Quy trình, thủ tục cấp tín dụng
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay của các ngân hàng. Khi một ngân hàng có thủ tục cấp tín dụng nhanh gọn, không gây phiền hà cho khách hàng thì hoạt động cho vay sẽ phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, các ngân hàng không thể vì thế mà cắt giảm những thủ tục quan trọng, có liên hệ mật thiết đến việc đánh giá rủi ro của khoản vay, vì
như vậy là gián tiếp làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.
c. Trình độ của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thẩm định khách hàng. Do vậy có thể nói cán bộ tín dụng chính là bộ mặt của ngân hàng. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, năng động, nhiệt tình sẽ nâng cao MỞ RỘNG cho vay tiêu dùng, tạo được hình ảnh, uy tín cho ngân hàng, giúp ngân hàng thành công trong kinh doanh cũng như mở rộng cho cho vay tiêu dùng thuận lợi hơn.
d. Chính sách tín dụng của ngân hàng
Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng mở rộng, tăng cho vay, chấp nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận cao hơn thì sẽ thuận lợi cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú ý đến chất lượng của hoạt động cho vay.
Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng thắt chặt, đặt mục tiêu an toàn cao hơn lợi nhuận thì việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng sẽ gặp khó khăn hơn.
e. Các nhân tố khác
Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay cũng có ảnh hưởng sâu sắc tới việc thu hút khách hàng cũng như tới mục tiêu mở rộng cho vay tiêu dùng. Với một cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, phù hợp sẽ đáp ứng kịp thời
các nhu cầu của khách hàng, tạo sự thuận tiện, thoải mái trong giao dịch. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác Marketing trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, xây dựng một hệ thống thu thập và xử lý thông tin về khách hàng, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động điều tra và thẩm định khách hàng, từ đó giúp ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Như vậy, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mỗi một ngân hàng cần phải có chiến lược cho riêng mình mới mong có chỗ đứng vững vàng. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. Hiện nay, cho vay tiêu dùng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, do vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển trên mảnh đất đầy tiềm năng này. Trong chương II, chúng ta sẽ nghiên cứu về thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng BIDV Hà Giang để thấy rõ hơn về việc mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh này.