Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu 0748 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 109)

Chi nhánh cần phải quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo đồng vốn mà ngân hàng sử dụng, tài trợ được đầu tư đúng mục đích và không trái với quy định của pháp luật, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư. Cán bộ QHKH, quản lí rủi ro phải luôn ở thế chủ động, giám sát hoạt động, tình trạng công việc và thu nhập của khách hàng, thường xuyên cập nhật những thông tin của khách hàng như:

Theo dõi chặt chẽ tình trạng công tác, mức thu nhập hàng tháng, những biến động liên quan đến sức khỏe, công việc, gia đình của chủ thể vay vốn. Những khoản vay trung hạn định kì phải có biện pháp kiểm tra sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, tình trạng trả nợ gốc các kì,....

Đồng thời với việc thiết lập cơ chế “giám sát song song” thông qua chức năng của Phòng quản lí nợ, cần chú trọng công tác “hậu kiểm” của kiểm tra nội bộ để tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp

tín dụng, đôn đốc, thu hồi nợ nhằm giảm thiểu những rủi ro tín dụng. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng.

-Tăng cuờng những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát. Và tiêu chuẩn đối với nguời làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải có là: có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có hiểu biết, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kĩ năng về kiểm toán nội bộ; và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 02 năm.

-Trong quá trình kiểm tra hoạt động CVTD, có thể tăng cuờng cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lí tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.

-Thuờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát. Vì hiện nay, có những cán bộ thực hiện kiểm tra mà chua hề đuợc đào tạo hoặc chưa có kinh nghiệm làm tín dụng. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ kiểm toán nội bộ trong quá trình tác nghiệp phải thực hiện vô tư, tránh tình trạng cả nể và chưa thực sự góp ý thẳng.

-Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

-Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

- Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì công việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng nói chung và quả lí nợ nói riêng.

Ngoài ra, công tác giám sát, quản lí tài sản cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Thực hiện giám sát chặt chẽ tài sản bảo đảm thường xuyên, định kì đảm bảo tránh thất thoát tài sản đảm bảo cũng như nhận biết những thay đổi của tài sản để thực hiện định giá lại ngay khi tài sản có biến động lớn hoặc tài sản giảm giá trị vô hình do yếu tố công nghệ.

Công tác quản lí tài sản bảo đảm ngoài trách nhiệm của cán bộ quản lí khách hàng phải kiểm tra, giám sát thường xuyên theo đúng quy trình thì với những khách hàng có số lượng tài sản lớn, phân tán, khó quản lí có thể thực hiện thành lập các tổ quản lý tài sản để đảm bảo việc quản lí tài sản tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Hà Giang.

Một phần của tài liệu 0748 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w