Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0748 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 115)

Thứ nhất, nâng cao chất lượng quản lý điều hành, nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn trong hoạt động CVTD cho các NHTM.

Ngân hàng nhà nước cần có các biện pháp xây dựng khối liên kết thống nhất giữa các tổ chức tín dụng vể công nghệ ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc thanh toán, đặc biệt là thanh toán các loại thẻ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và đảm bảo tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.

NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý của hoạt động cho vay, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ như các qui định về đảo nợ, lãi suất nợ quá hạn, cho vay hợp vốn, các qui định về đảm bảo tiền vay... Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng, ban hành qui định mới về đánh giá, xếp hạ . NHNN cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiền tệ trên thị trường, đồng thời khuyến khích các NHTM áp dụng cơ chế quản trị lãi suất để tránh rủi ro, đảm bảo cho các NHTM có thể bù đắp chi phí, rủi ro.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động CVTD dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động CVTD ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp. Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra

nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM. Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thứ ba, nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Ngoài ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thong tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thong tin,..Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật về thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm CIC. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch.

Một phần của tài liệu 0748 mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w