TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Giang
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam với tiền thân ban đầu là Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính), được thành lập vào ngày 26/04/1957, theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khi mới thành lập, Ngân hàng gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Ngân hàng trải qua nhiều lần đổi tên như sau:
+ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (26/04/1957-24/06/1981)
+ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (24/06/1981-14/11/1990) + Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (14/11/1990-27/04/2012). + Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ 27/04/2012)
Qua 58 năm trưởng thành và phát triển, BIDV đã góp phần tích cực trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; khẳng định vai trò và vị trí của mình trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, BIDV đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” và đạt được nhiều danh hiệu cao quý khác. Đến nay BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam, được tổ chức hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó Nhà
nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Ngày 27/4/2012 Ngân hàng BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 20100150619 (đăng ký lần đầu ngày 03/04/1993, thay đổi lần thứ 13 ngày 27/04/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp) với số vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng.
Ngân hàng BIDV chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sau:
V Hoạt động ngân hàng thương mại: bao gồm các hoạt động chính như huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng thương mại khác;
V Hoạt động ngân hàng bán lẻ, tập trung phục vụ các tầng lớp dân cư, phát triển các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn/cho vay/thanh toán đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của cá nhân; phát triển các sản phẩm thẻ;
V Hoạt động ngân hàng đầu tư: BIDV thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty tài chính hoặc loại hình công ty khác mà BIDV nắm giữ cổ phần hoặc có phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
V Bảo hiểm: BIDV thực hiện cung ứng dịch vụ bảo hiểm dưới hình thức thành lập công ty có liên quan hoặc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Cùng với sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Giang cũng được hình thành. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Hà Giang có thể chia thành hai giai đoạn chính.
+ Từ năm 1957 đến năm 1976 có tên gọi là Phòng đại diện Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Giang.
Năm 1976 khi hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên đuợc gọi là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Tuyên.
Đến năm 1991 khi tỉnh Hà Tuyên đuợc tách thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Hà Giang được thành lập theo quyết định số 135/QĐ/NHNN ngày 30/08/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Từ tháng 05/2012 đến nay đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Giang.
Trong hơn 24 năm (từ 1991 đến nay) tham gia vào thành tựu phát triển kinh tế của địa phương, BIDV Hà Giang đã không ngừng trưởng thành cả về tổ chức cũng như quy mô hoạt động. Hiện tại, tổng tài sản của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Giang đạt 3061 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng với 03 phòng giao dịch, số cán bộ nhân viên là 80 người.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang
Chức năng
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Hà Giang là một Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng, thông qua hoạt động này Ngân hàng tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng Đầu tư cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần, tích luỹ sản xuất lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ. Đồng thời Ngân hàng còn có nhiệm vụ làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản xuất, kinh doanh nhiều ngành ngành nghề phù hợp.
Nhiệm vụ
nước. Huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức cá nhân trong địa bàn tỉnh Hà Giang.Thực hiện cho vay, bảo lãnh tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức tại BIDV Hà Giang
Nguồn: BIDVHà Giang
Các bộ phận:
❖ Ban giám đốc
❖ Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
❖ Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
❖ Phòng giao dịch khách hàng
❖ Phòng Quản trị tín dụng
❖ Phòng Quản lý & Dịch vụ kho quỹ
❖ Bộ phận Tài chính Kế toán
❖ Bộ phận Tổ chức Hành chính
❖ Phòng Quản Lý rủi ro
❖ Khối các đơn vị trực thuộc: gồm 3 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Trần Phú, PGD Bắc Quang, PGD Thành phố.
2.1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang
Qui trình CVTD của BIDV áp dụng cho cá nhân và hộ gia đình vay vốn phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Các nhân viên tín dụng phải tuân theo quy trình này khi thực hiện bất kì một khoản cho vay tiêu dùng nào.
Có 7 bước như sau:
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng
Khi khách hàng đến với BIDV, nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng và tìm hiểu các thông tin liên quan đến lai lịch của khách hàng như tư cách pháp nhân, trình độ, nghề nghiệp, quan hệ gia đình, nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng ( phương án vay, số tiền, thời hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo,...). Thông báo cho khách hàng về điều kiện và thủ tục vay vốn, hướng dẫn làm thủ tục, giấy tờ cần thiết (chỉ hướng dẫn khách hàng chứ không được làm hồ sơ thay khách hàng). Tiếp nhận hồ sơ, gồm có bản sao CMND, hộ khẩu, giấy tự giới thiệu bản thân, phương án sử dụng vốn vay và các giấy tờ khác theo qui định.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
- Nhân viên tín dụng phải nghiên cứu kĩ hồ sơ vay vốn, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau có thể đảm bảo được kết quả thẩm định có độ tin cậy cao.
- Thẩm định về tư cách lai lịch khách hàng: lịch sử xuất thân, nghề nghiệp,
sức khỏe, quan hệ gia đình, tư cách bản thân và các thông tin cần thiết khác. - Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay: mục đích vay tiền phải hợp pháp, phương án sử dụng vốn phải có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế hoặc
hiệu quả về mặt đời sống. Khách hàng phải trình đuợc các nguồn thu nhập và đảm bảo trả nợ.
- Thẩm định về tài sản đảm bảo: nhân viên tín dụng trực tiếp định giá tài sản đảm bảo là các chứng từ có giá hoặc là tài sản hình thành từ vốn vay. Các truờng hợp khác sẽ do phòng quản trị tín dụng và quản lí rủi ro thực hiện.
Bước 3: Tổng hợp hồ sơ trình ban tín dụng phê duyệt
Sau khi tiến hành thẩm định đầy đủ theo các nội dung hướng dẫn trong quy trình này, nhân viên tín dụng tập hợp các tờ trình báo cáo trình lên các cấp quyết định về tín dụng của ngân hàng. Hồ sơ trình ban tín dụng gồm tờ trình thẩm định khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, hồ sơ vay do khách hàng cung cấp. ban tín dụng trong thẩm quyền của mình sẽ tiến hành quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Nếu cho vay sẽ quyết định mức vay, thời hạn, lãi suất, phương thức trả nợ.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và kí hợp đồng tín dụng
Nhân viên tín dụng phối hợp cùng phòng quản trị tín dụng và quản lí rủi ro bổ sung các giấy tờ pháp lí: hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, đăng kí giao dịch đảm bảo tài sản, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vật chấp. Sau khi có đủ các giấy tờ cần thiết nhân viên tín dụng trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 5: Giải ngân
Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, nhân viên tín dụng gửi 1 bản hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan đến bộ phận giao dịch để thực hiện giải ngân. Bộ phận giao dịch, căn cứ vào hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền, phiếu xuất nhập kho tài sản đảm bảo và các giấy tờ liên quan, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu hợp lệ sẽ tiến hành giải ngân.
Bước 6: Kiểm tra và xử lí nợ vay
Để đảm bảo an toàn cho khoản vay, nhân viên tín dụng phải chủ động kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay định kì, tình trạng tài sản đảm bảo, thông báo và đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc khi đến hạn. nếu khi đến hạn, khách
Loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
BIDV. Hà Giang 02 03 03
NH Nông nghiệp Hà Giang 19
NH Công Thương Hà Giang “04
NH Bưu điện Liên Việt. 02
hàng có lí do chính đáng chưa trả được gốc hoặc lãi thì nhân viên tín dụng đề xuất gia hạn nợ gốc hoặc lãi. Nếu không có đơn gia hạn thì nhân viên tín dụng thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ. Khi đã gia hạn cho khách hàng nhưng vẫn không có khả năng trả nợ, đã chuyển nợ quá hạn thì tối đa sau 1 tháng sẽ chuyển hồ sơ cho phòng thu hồi nợ.
Bước 7: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ
Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi vay và các chi phí liên quan thì tiến hành thanh lí hợp đồng : xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp, thông báo giải chấp gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ tín dụng được đóng thành tập riêng để lưu trữ theo quy định của NHNN.
Sơ đồ 2.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2015-2017
2.1.3.1. Phát triển mạng lưới hoạt động
Hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang Gồm các ngân hàng sau:
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ngân hàng TMCP Công thương.
- Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
dịch của BIDV Hà Giang mỏng, chưa mở rộng được đến toàn bộ các huyện thị trong toàn tỉnh như Ngân hàng Agribank, Vietinbank.
Nguyên nhân mạng lưới BIDV Hà Giang mỏng do chủ trương của ngành và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 thì số lượng PGD được phép thành lập không được vượt quá 2 lần số lượng Chi nhánh tại khu vực nội thành Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và không vượt quá 3 lần tại các địa bàn còn lại.
Trụ sở của Chi nhánh đóng trên địa bàn thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, các cơ quan cấp tỉnh.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Hà Giang, Chi nhánh còn có Phòng giao dịch Thành Phố. Phòng được đặt ở những khu vực có mật độ dân cư đông và kinh tế phát triển để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn ngoài thành phố, BIDV chi nhánh Hà Giang còn có Phòng giao dịch Bắc Quang nằm ở trung tâm huyện Bắc Quang, một huyện có kinh tế phát triển nhất trong toàn tỉnh, thu nhập và đời sống của dân tương đối cao và Phòng giao dịch Trần Phú (được chuyển đổi từ Quỹ tiết kiệm số 02) được đặt ở trung tâm huyện Yên Minh một huyện vùng cao của Hà Giang.
2.1.3.2. Thị phần
Biểu đồ 2.1. Thị phần hoạt động về huy động vốn, tín dụng
Thị phần Huy động vốn 28,1 □ BIDV OAgribank gg OVietinbank 39 Thị phần tín dụng
Trong điều kiện địa lý giống nhau, lãi suất huy động tuơng đồng nhau nhung khách hàng trên địa bàn đã có sự chuyển dịch tuơng đối lớn từ BIDV Chi nhánh Hà Giang đến giao dịch tại Vietinbank Hà Giang.
Năm 2017, Agribank chiếm thi phần cho vay cao nhất là 39% tiếp đến là Vietinbank (28,1%), BIDV (26,1%), Lienvietbank (6,8%).
Hiện mỗi ngân hàng đều có hơn 20 sản phẩm cho vay đối với khách hàng là cá nhân trong đó các sản phẩm CVTD chủ yếu: Cho vay mua ô tô, cho vay xây dựng/sửa chữa nhà ở, CVTD tín chấp qua luơng, vay thấy chi, vay du học,... và du nợ tín dụng tiêu dùng đều tăng mạnh trong một số năm gần đây.
Trong sự tăng truởng này Chi nhánh đang cạnh tranh quyết liệt với Vietinbank và Agribank Hà Giang. Mặc dù thị phần của 02 ngân hàng này giảm. Con số trên cho thấy thị phần tín dụng của BIDV Hà Giang đang thấp hơn so với Agribank và đang đối đầu với Vietinbank Hà Giang. Đối với Vietinbank Hà Giang là ngân hàng thuơng mại cổ phần đuợc đầu tu kỹ luỡng và chiến luợc hoạt động rõ ràng cùng đội ngũ nhân viên trẻ mặc dù mới đuợc thành lập từ năm 2009 nhung ngân hàng Vietinbank Hà Giang đã có đuợc số luợng khách hàng lớn và hoạt động trong mảng cho vay tiêu dùng tại tỉnh Hà Giang cũng rất hiệu quả và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với BIDV trong hoạt động tín dụng cả về lãi suất, thời gian sử lý hồ sơ và sự nhiệt tình trong khâu chăm sóc khách hàng.
Ngân hàng Agribank có tổng cộng 19 chi nhánh và phòng giao dịch đuợc đặt trên 11 quận huyện của Tỉnh Hà Giang. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở Huyện Bắc Quang 5 địa điểm, Huyện Vị Xuyên 3 địa điểm, Thị Xã Hà Giang 3 địa điểm, Huyện Quang Bình 1 địa điểm, Huyện Yên Minh 1 địa điểm, ... việc mở rộng mạng luới là một thế mạnh của ngân hàng Agribank, khả năng tiếp cận khách hàng cao cùng với đó là số
2017 2016
lượng khách hàng lớn, các sản phẩm cho vay tín chấp từ lương và sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi và linh hoạt.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh, trong 03 năm 2015 đến 2017, thị phần huy động vốn dân cư của Chi nhánh liên tục giảm. Thị phần huy động vốn dân cư năm 2015 giảm từ 29.6% trong tổng số huy động của các NHTM trên địa bàn thành phố xuống còn 26.3% tại năm 2017
Đây là một vấn đề đặt ra với BIDV Hà Giang cần phải bám sát mục mục tiêu điều hành vốn, lãi suất nhanh nhậy kịp thời, linh hoạt phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Giang trong giai đoạn 2015-2017
Trong 3 năm qua mặc dù môi trường kinh doanh cũng như tác động của nền kinh tế nói chung không ít khó khăn và thách thức nhưng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Giang đã có nhưng bước phát triển mạnh mẽ và đạt kết quả tích cực trên tất cả các mặt nghiệp vụ chuyên môn, công tác