Dịch vụ TTQT là một hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, có thể xuất phát từ ngân hàng hoặc khách hàng. Để phòng chống các yếu tố rủi ro, nhằm nâng cao uy tín, an toàn cho ngân hàng trên thị trường quốc tế và cho khách hàng của mình, Agribank - Chi nhánh SGD có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Về công tác điều hành: Cần chú trọng nâng cao năng lực quản lý và kiểm
soát tại chi nhánh, luôn đảm bảo nguồn vốn thanh toán cân bằng với chỉ
tiêu vốn
điều hòa của toàn bộ hệ thống ngân hàng Agribank Việt Nam. Hạn chế
tối đa
trường hợp đề nghị thanh toán bằng nguồn vốn tự có ký quỹ tỷ lệ thấp. - Về mặt nghiệp vụ:
+ Luôn chú trọng theo dõi và cập nhật các diễn biến về kinh tế và chính trị của các đất nước có quan hệ thương mại với Việt Nam
+ Chủ động kết hợp với các đại lý cuả Agribank để khảo sát và nắm vững được tình hình tài chính, năng lực pháp lý và giao dịch của đối tác nước ngoài.
+ Quy trình thực hiện thanh toán quốc tế: đơn giản hóa và tối ưu hóa các quy trình, thủ tục trong dịch vụ TTQT để vừa đảm bảo tính an toàn, giảm
+ Chủ động và nhiệt tình tư vấn cho khách hàng các hợp đồng và phương thức thanh toán phù hợp, có lợi nhất.
+ Theo dõi sát sao quá trình giao hàng, chứng từ...Chú ý đến các nghiệp vụ Thư tín dụng đặc biệt là thư tín dụng xác nhận, chuyển nhượng... có nhiều đặc điểm riêng biệt, tính chất khác nhau, chính vì vậy khi thực hành các giao dịch viên phải đặc biệt tuân thủ quy trình và thông lệ quốc tế.
+ Cập nhật thông tin và các hình thức rửa tiền để phát hiện ngăn chặn kịp thời, phòng chống việc rửa tiền khi thực hiện TTQT.
- Quản lý chặt các món bảo lãnh và L/C trả chậm
- Phối hợp chặt chẽ với các Ban liên quan: Ban Tín dụng, Ban Định chế tài chính... để giám sát tiến độ của L/C cũng như tính toán, rà soát lập phương
án để tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình thanh toán quốc tế
như tiến
độ giao hàng, tình trạng của chứng từ, các tin có liên quan từ ngân hàng thông
báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chuyển nhượng...