3.3.1.1. Phát triển và hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng là thị trường nhằm giải quyết các mối quan hệ trao đổi, cung cấp ngoại tệ giữa NHNN với NHNTVN. Vì vậy, để NHNT mở rộng các quan hệ TTQT thì việc phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng là rất cần thiết.
Trong thời gian tới, để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng, NHNN và các đối tượng có liên quan cần thực hiện các công việc sau: + Cần giám sát và buộc các Ngân hàng thương mại phải xử lý trạng thái hối đoái của mình trong ngày bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
+ Xây dựng một cơ chế tỷ giá linh hoạt, nhạy bén, phản ánh được sự biến động thường xuyên của tỷ giá quốc tế.
+ Trang bị hệ thống thông tin tiếp nhận tỷ giá, các nguồn thông tin đa chiều, chính xác, nhanh chóng, thường xuyên đổi mới thông tin và cung cấp kịp thời cho các Ngân hàng thương mại.
+ Mở rộng thành phần tham gia vào thị trường: các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong và ngoài nước.
+ Thành lập trung tâm môi giới ngoại hối.
+ Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm và các hình thức mua bán ngoại tệ như: Mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn bán, quyền chọn
mua...
+ Nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kiến thức của người dân về thị trường ngoại hối.
3.3.1.2. Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài
Để giúp cho việc củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài của NHTM Việt nam, NHNN cần:
+ Thực hiện tốt vai trò tham mưu, tư vấn cho Chính phủ để đưa ra những chính sách quản lý phù hợp, có hiệu quả nhằm tạo điều kiện khuyến khích quan hệ giữa các NHTM Việt Nam và các Ngân hàng trên thế giới ngày càng phát triển.
+ NHNN cũng nên có những quy định cụ thể về quan hệ đại lý đối với các NHTM Việt nam. Ví dụ như, cho phép một số chi nhánh ngân hàng lớn hoặc những ngân hàng mang đặc thù ngân hàng bán buôn như NHNT Việt Nam mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài, từ đó cũng có và mở rộng thêm quan hệ đại lý với ngân hàng trên thế giới.
Bên cạnh đó, để giúp đỡ cho hoạt động của NHNT, NHNN cần sớm ban hành cơ chế trích dự phòng rủi ro đối với hoạt động tín dụng bán buôn.
3.3.1.3. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối.
Tiếp tục đổi mới điều hành chính sách quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước cần điều hành tỷ giá với phương châm: “Linh hoạt trong ngắn hạn và ổn định trong dài hạn”, theo đó, tỷ giá ngoại tệ trong ngắn hạn biến động trên cơ sở giá thị trường, đồng thời bằng các biện pháp tài chính vĩ mô giữ ổn định tỷ giá dài hạn, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương và các ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế.
Mặt khác, chính sách tỷ giá “Linh hoạt trong ngắn hạn và ổn định trong dài hạn” còn tạo điều kiện cho việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại
tệ như mua bán kỳ hạn forward, quyền chọn mua/chọn bán, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các loại hình giao dịch trên nhằm gia tăng lợi nhuận hoặc đảm bảo tránh lỗ vì tỷ giá.
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá nới lỏng biên độ, giảm dần sự can thiệp hành chính, nâng cao năng lực quản lý của Ngân hàng Nhà Nước. Tăng cường khả năng bao quát của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý các giao dịch ngoại hối, nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý ngoại hối trong điều kiện tự do hoá tài khoản vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính. Một công việc quan trong khác là xây dựng lộ trình chuyển đổi của đồng Việt Nam và giảm tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế, tạo sức mạnh thực sự cho đồng Việt Nam khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế.