Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 51)

n _Be t=ι (1+r) t

1.3.2.1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Với đặc thù là Ngân hàng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao khoảng 70% trong tổng dư nợ. Mặt khác, khách hàng của Ngân hàng đầu tư thường là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Do đó, số lượng dự án xin vay rất nhiều, tổng vốn đầu tư thường lớn. Vì vậy, để công tác thẩm định dự án có hiệu quả thì đòi hỏi chất lượng công tác thẩm định dự án phải cao. Một số nội dung mà NHĐT&PT đã thực hiện trong công tác thẩm định dự án là:

a) Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã ban hành quy trình thẩm định dự án đầu tư từ tháng 9/2001. Đây là một lợi thế của NHĐT&PT so với các ngân hàng khác. Qui trình được tiến hành theo một trình tự logic khoa học có tính hệ thống, đề cập đầy đủ các nội dung của công tác thẩm định, các chỉ tiêu được đưa ra thẩm định khá đầy đủ và chi tiết đảm bảo cho việc thẩm định chính xác. Theo quy định thẩm định hiện hành tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam việc thẩm định dự án được thực hiện ở 2 cấp: Tại Trụ sở chính và chi nhánh.

Hội sở chính thực hiện quản lý tín dụng theo địa bàn, tỉnh, thành phố, Tổng công ty lớn. Tại Trụ sở chính có Ban tín dụng dịch vụ, Ban thẩm định, Ban nguồn vốn kinh doanh cùng tham gia công tác thẩm định dự án đầu tư. Tại chi nhánh, giám đốc có quyền quyết định cho vay trong phạm vi mức uỷ quyền phán quyết của Tổng giám đốc gọi là hạn mức cho vay. Đối các dự án vượt hạn mức uỷ quyền, chi nhánh phải gửi hồ sơ thẩm định trình lên Trụ sở chính.

Nhìn chung quy trình thẩm định dự án được thống nhất và tiến hành theo các bước tương tự như các NHTM khác. Tuy nhiên, công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng đầu tư có một số ưu điểm sau: Tại Trụ sở chính đã có Ban thẩm định tách riêng khỏi Ban tín dụng. Khi thẩm định một dự án đầu tư thì có 3 Ban cùng tiến hành thẩm định một cách độc lập, đó là Ban Tín dụng, Ban thẩm định và Ban nguồn vốn. Do vậy, chất lượng thẩm định dự án tại NHĐT&PT có thể nói là tương đối tốt.

b) Từ Hội sở chính đến các chi nhánh đều thực hiện rất nghiêm ngặt quy trình thẩm định:

Ban hành và cụ thể hoá các chính sách thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi, những người có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên môn, sản phẩm mới, công nghệ ngân hàng. Đây là cơ sở quan trọng để tạo ra chất lượng trong công tác thẩm định dự án đầu tư.

Khi thẩm định về tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định phải xem xét đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý chưa; tổng vốn

đầu tư đã tính đủ các chi phí cần thiết chưa, cần tính đến các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, khối lượng phát sinh, dự phòng thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán vốn lưu động dự kiến của dự án để có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính.

Khi xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án cần phải có đánh giá về tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu vốn cho từng giai đoạn có hợp lý không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn, thường vốn tự có của chủ đầu tư phải bỏ ra trước.

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w