Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 87)

T Các chỉ tiêu đánh giá P/A cơ bản

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Những tồn tại thường cũng chính là các nguyên nhân gây nên tồn tại hạn chế trong công tác thẩm định các dự án đầu tư trung và dài hạn, nên luận văn trình bày chung cả tồn tại và nguyên nhân gây nên tồn tại.

Tuy công tác TĐDA ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả khả quan nêu trên, song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại và hạn chế mà NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cần khắc phục để nâng cao chất lượng thẩm định cac dự án đầu tư hơn nữa. Mặc dù thành công trong công tác TĐDA đầu tư là chủ yếu, song nhìn nhận một cách toàn diện thì NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam vẫn còn tồn tại và bất cập trong công tác TĐDA trung và dài hạn, như:

Một là, thiếu đảm bảo cả về chất lượng và số lượng của nguồn thông tin từ doanh nghiệp vay vốn và dự án đầu tư xin vay.

Nguồn thông tin chủ yếu và quan trọng nhất đối với công tác thẩm định tại Ngân hàng là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và dự án khả thi đ ã được phê duyệt. Mức độ chính xác và đầy đủ của những tài liệu này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng thẩm định của ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp thường tìm mọi cách để có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng. Họ sẵn sàng cung cấp cho ngân hàng những thông tin sai lệch so với thực tế như khai tăng tài sản, tăng doanh thu, lợi nhuận hàng năm, giảm các khoản phải trả, ... nhằm phô trương sức mạnh tài chính và khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi của cả doanh nghiệp và dự án. Thực tế ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam không có bộ phận thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng chuyên nghiệp mà chỉ có cán bộ chuyên trách về vấn đề thu thập thông tin của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) tại Hội sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trung tâm TPR có nhiệm vụ tập hợp thông tin do các chi nhánh định kỳ báo cáo đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin tín dụng cho các chi nhánh; trong đó có NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam. Tuy vậy, việc khai thác nguồn thông tin này vẫn chưa thực sự được quan tâm, và không phải tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng nhân viên tín dụng đều có thể khai thác từ nguồn này.

Ngoài ra, ở Việt Nam chế độ kiểm toán bắt buộc còn chưa hoàn chỉnh, nhất

là khu vực ngoài quốc doanh nên các nguồn thông tin đối chiếu, bổ trợ cho dự

án rất

khan hiếm và rất đắt cho nên ngân hàng phải trả chi phí cao cho các hoạt động kiểm

tra, đối chiếu, tìm kiếm thông tin chính xác. So với việc thẩm định các món vay

ngắn hạn thì công tác thẩm định dự án trong cho vay trung và dài hạn luôn là

vấn đề

mới mẻ, cả về lý luận và thực tiễn, phức tạp và đòi hỏi chi phí cao.

Hai là, phương pháp và kỹ thuật thẩm định của ngân hàng còn thiên về các phép tính định lượng giản đơn. Một số khoản tín dụng được tiến hành nhưng khâu thẩm định còn chưa phân tích kỹ càng trên mọi phương diện. Từ đó, việc đánh giá tính khả thi của dự án vay vốn chủ yếu dựa vào hiệu quả

phân tích, tính toán trên phương diện tài chính mà hiệu quả tài chính chỉ có thể đạt được khi đảm bảo các điều kiện về thị trường, công nghệ kỹ thuật, địa điểm, địa lý, con người và môi trường tự nhiên xa hội.

Khi phân tích tài chính của khách hàng: đối với những doanh nghiệp vay vốn chịu sự uỷ quyền của đơn vị cấp trên, nghĩa là đơn vị đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp được trực tiếp xin vay vốn, ngân hàng không thẩm định tình hình tài chính của đơn vị đứng ra bảo lãnh một cách kỹ lưỡng, với nhiều lý do khác nhau và điều này có thể dẫn tới những rủi ro đáng tiếc cho đầu tư theo dự án của Ngân hàng.

Việc phân tích thị trường: đánh giá khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm được sản xuất của dự án, tuy có làm nhưng còn sơ sài, chủ yếu dựa vào tài liệu đánh giá của khách hàng, dẫn đến đánh giá thiếu chính xác. Khi nền kinh tế có nhiều biến động, sản phẩm ra đời có thể không tiêu thụ được vì nó không mang tính thiết yếu hoặc không đủ sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Về phương diện kỹ thuật: Đây là một khía cạnh rất khó trong thẩm định, đòi hỏi sự hiểu biết của cán bộ thẩm định về lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Nhìn chung, cán bộ thẩm định của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam chưa được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về máy móc công nghệ, nên việc đánh giá chủ yếu là dựa trên kết quả thẩm định của chính khách hàng, dựa theo quyết định phê duyệt và hồ sơ xét thầu mà khách hàng cung cấp cho Ngân hàng. Do vậy, không thể đánh giá đúng đắn dẫn tới một số dự án đầu tư, thời gian thi công kéo dài, tốc độ phát huy hiệu quả chậm, không phát huy hết công suất thiết kế làm cho giá thành sản phẩm cao khó được thị trường chấp nhận.

Thẩm định môi trường kinh tế: Những trường hợp cho vay không thu hồi được nợ do thiếu thông tin về khách hàng vẫn xảy ra hạn chế khả năng xác định độ tin cậy của các số liệu trong các báo cáo tài chính của khách hàng vốn không đầy đủ, thiếu chính xác khiến cho ngân hàng thường phải thẩm định trong tình trạng không chắc chắn, không rõ ràng. Thêm vào đó là khả

năng dự đoán và phân tích rủi ro từ môi trường kinh tế xã hội đối với khoản vay, hiện cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định do những khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan, chưa xét đến độ nhạy của các yếu tố liên quan đến kết quả cuối cùng của dự án vay vốn nên khi có một sự thay đổi của một yếu tố trong môi trường sẽ làm ảnh hưởng tới độ an toàn tín dụng của Ngân hàng.

Nhiều báo cáo thẩm định mới chỉ dừng lại ở những đánh giá sơ bộ mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá một cách khách quan, chính xác và hợp lí dẫn tới nhiều kết luận về hiệu quả kinh tế của các món vay ngắn hạn, các dự án đầu tư trung - dài hạn thiếu căn cứ, chưa có tính thuyết phục, chưa lường trước và chưa phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Ba là, về chất lượng cán bộ tín dụng. Với đội ngũ cán bộ tín dụng còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, cho nên khả năng đánh giá dự án dài hạn còn hạn chế, thiếu đồng bộ. Khách hàng đến với NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam phần lớn là những khách hàng quen thuộc, nên nhiều khi, cán bộ thẩm định không giám sát chặt chẽ, thẩm định qua loa, giải quyết cho vay dễ dàng dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp, nên xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp khi xin vay vốn đã không cung cấp thông tin cần thiết một cách đâỳ đủ, chính xác và sát thực. Tuy, khách hàng truyền thống thường có uy tín và đem lại nhiều tin tưởng cho ngân hàng song điều đó không có nghĩa là cán bộ thẩm định được phép dễ dãi, buông lỏng trong khâu thẩm định, tạo cơ hội cho khách hàng vay vốn không đủ điều kiện.

Bốn là, về phía Nhà nước: việc ban hành các văn bản, chế độ, các qui định về quản lí đầu tư, về thẩm định còn chồng chéo chưa rõ ràng, đầy đủ, thường xuyên thay đổi nên không đảm bảo được tính thống nhất đồng bộ, mọi thủ tục còn rườm rà gây cản trở không chỉ cho các cá nhân doanh nghiệp vay vốn mà cho cả ngân hàng. Năng lực thẩm định dự án của các bộ, các nghành, các cơ quan hữu quan trên một số mặt còn hạn chế, nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu của công việc thẩm định đưa đến việc thẩm định các dự án đầu

tư có chất lượng thấp, ảnh hưởng và tác động nhiều tới công tác thẩm định của ngân hàng trong công tác TĐDA.

Công tác quả lý Nhà nước về chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động của các công ty kiểm toán ở Việt Nam và nước ngoài còn chưa phát triển và chưa có hiệu lực mạnh. Do vậy, cán bộ thẩm định rất vất vả trong việc thẩm định số liệu kế toán của đơn vị vay vốn.

Các văn bản, quy chế cho vay còn chưa đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế về điều kiện vay vốn, tài sản thế chấp, hạn mức tín dụng, lãi suất vay, thời hạn vay, ... Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật, đơn vị bảo lãnh, ... Trong việc thực hiện, giám sát hay phát mại tài sản thế chấp còn nhiều khó khăn, nhiều thủ tục, rườm rà, phức tạp, tạo tâm lý e ngại cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với điều kiện cụ thể, NHN&PTNT tỉnh Hà Nam đã vận dụng các phương pháp TĐDA đầu tư trung và dài hạn linh hoạt phù hợp với từng dự án. Qua ví dụ minh họa về TĐDA đầu tư cho vay đồng tài trợ dài hạn đã rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và những nguyên nhân gây nên tồn tại hạn chế. Những nguyên chủ yếu là do cả những nguyên nhân khách quan (thông tin, trình độ DN, môi trưởng kinh tế, pháp lý ...) lẫn nguyên nhân chủ quan (năng lực TĐ của cán bộ, công tác tổ chức ...). Từ đó là cơ sở để luận văn đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng TĐDA đầu tư trung và dài hạn tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TRUNG - DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w