T Các chỉ tiêu đánh giá P/A cơ bản
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam NHNo&PTNT Việt Nam cần hoàn thiện những văn bản hướng dẫn
NHNo&PTNT Việt Nam cần hoàn thiện những văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết, cụ thể làm cơ sở cho cán bộ thực hiện thẩm định dự án. Bên cạnh đó NHNo&PTNT Việt Nam phải định ra các chính sách, chế độ phù hợp trong từng thời kỳ.
Về mức phán quyết cho vay : Với mức phán quyết như hiện nay căn cứ vào phân loại khách hàng và phân loại chi nhánh đã có nhiều thuận lợi, tuy
Trụ sở chính phê duyệt (kể cả phần vốn lưu động), điều này sẽ làm cản trở, không đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, giảm khả năng cạnh tranh của chi nhánh. NHNo&PTNT Việt Nam cần quy định mức phán quyết đối với từng đối tượng khách hàng, từng ngành hàng, từng địa bàn trên cơ sở quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm của khách hàng để giao quyền chủ động cho các chi nhánh thành viên.
- Về chính sách lãi suất: NHNo&PTNT Việt Nam qui định mức lãi suất cho vay do Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Ngân hàng cho vay công bố các mức lãi suất cho vay nêu trên cho khách hàng biết. Như vậy, theo nội dung này sự thoả thuận về lai suất sẽ do hai yếu tố quyết định là quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và quan hệ cung cầu vốn. Tuy nhiên, điều đó cũng thể hiện một thực tế là, ở Việt Nam hoạt động của các NHTM bị hạn chế nhiều, cả lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền cho vay đều do NHNN quy định. Điều này là không phù hợp với một nền kinh tế thị trường cạnh tranh và lấy hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu. NHNo&PTNT Việt Nam cần phân khúc thị trường và giao quyền chủ động cho các đơn vị vận dụng lãi suất phù hợp để tăng năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng nói chung và công tác đầu tư dự án nói riêng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với mục tiêu hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại NHNo&PTNT Hà Nam; trên cơ sở cùng với những nội dung lý thuyết các phương pháp được trình bày rõ trong chương 1 và thực trạng được phân tích ở chương 2 (cùng với những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế), luận văn đưa ra được các loại giải pháp thiết thực với công tác
KẾT LUẬN
Công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn trong cho vay là một hoạt động đầy phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm thực tế kết hợp với lý thuyết hiện đại. Việc nghiên cứu những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn là một vấn đề có phạm vi rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đồng thời là công tác đòi hỏi có thời gian lâu dài. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đưa ra những vấn đề chung nhất về lý luận, đánh giá thực trạng công tác TĐDA đầu tư trung và dài hạn và một một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng TĐ DA đầu tư mang tính thiết thực phục vụ cho công tác thẩm định dự án trong cho vay tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, hy vọng sẽ có thể góp phần vào công cuộc đổi mới và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong hoạt động đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nam nói chung, TĐDA đầu tư trung và dài hạn nói riêng.
Luận văn được hoàn thành với một mong muốn duy nhất là đóng góp một phần nhỏ nhằm hoàn thiện TĐDA đầu tư trung và dài hạn trong cho vay tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, do khuôn khổ giới hạn về thời gian, điều kiện công tác và khả năng tiếp cận còn nhiều hạn chế trong khi nhiều vấn đề phức tạp và còn mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn nên quá trình hoàn thành luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiên đóng góp quí báo của các nhà khoa học, nghiên cứu quan tâm về vấn đề này, để khi có điều tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của TS. Trương Quốc Cường - Khoa Sau đại học Học viện ngân hàng. Cho phép tôi một lần nữa được bày tỏ lời cảm ơn trân thành và sâu sắc nhất đến TS. Trương Quốc Cường, các thày cố giáo, Ban
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M. Baher El. Hifnawi - Joseph Tham “Thẩm định dự án đầu tư”,
Chương trình đào tạo kinh tế Fulbright 2. Hồ sơ vay vốn của khách hàng
3. Viện phát triển quốc tế Harvard, “Chương trình thẩm định và quản lí dự án”
4. TS. Dương Thị Bình Minh, “Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ” Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
5. PGS-TS. Vũ Công Tuấn “Thẩm định dự án đầu tư” Nxb thành phố Hồ Chí Minh
6. Nghị định của Chính Phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005
7. Chủ đề nâng cao về phân tích tài chính và lập sơ đồ rủi ro, Chương trình đào tạo kinh tế Fulbright
8. Arthur Meidan, Bank Marketing Management (1991).
9. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại(1997), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Garr D.Smith, Danny R. Arnold, Bobby G. Bizzell, Chiến lược và sách lược kinh doanh(1997), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
11. Học viện Ngân hàng (2001) "Tín dụng Ngân hàng" - Nxb Thống kê, Hà Nội;
12. Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân - Lê Nam Hải (2000) "Ngân hàng Thương mại" - Nxb Thống kê.
13. Miskin, Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính(1994), Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nhà nước (2005) “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của 15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004) "Luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng"(Sửa đổi) - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Ngân hàng Nhà nước, (1998- 2002),“Văn bản pháp quy,” ;
17. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nam, “Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam”;
18. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam “các văn bản pháp qui”.
19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, (2001) “Chiến lược phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2010”;
20. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, “Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hàng năm”;
21. Ngô Hướng, Phan Đình Thế, Quản trị và kinh doanh ngân hàng(2002), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
22. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
23. Peter S. Rose, James Wkolari, Các định chế tài chính(1994), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
24. Prederics Mishkin (1994) "Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chinh"-Nxb Khoa học kỹ thuật;
25. Trần Thành Quảng (2004) “Bàn về cầm cố, thế chấp tài sản trong bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ 1.10.2004.