Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 54)

n _Be t=ι (1+r) t

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Nông thôn Việt Nam

Từ nghiên cứu thực tế thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong các ngân hàng trong và ngoài nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Về qui trình và công tác tổ chức thẩm định: Từ Trụ sở chính đến các chi nhánh phải tuân thủ chặt chẽ qui trình thẩm định dự án. Từng cấp thẩm định phải có trách nhiệm hoàn thành triệt để nội dung công việc được giao, đặc biệt là đối với các dự án vượt thẩm quyền cho vay của chi nhánh. Trước khi gửi hồ sơ dự án về Hội sở chính để thực hiện tái thẩm định thì chi nhánh cần hoàn thành có chất lượng từng bước thẩm định theo qui định để đảm bảo khi hồ sơ dự án gửi lên Hội sở chính sẽ được giải quyết trong thời gian sớm nhất với chất lượng tốt nhất.

Cần có cơ chế uỷ quyền xem xét phê duyệt cho vay dự án một cách linh hoạt đối với từng đơn vị nhằm giảm khối lượng công việc tại Hội sở chính, đồng thời nâng cao tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của từng đơn vị.

Về phương pháp thẩm định: Phương pháp thẩm định cần được thực hiện một cách khoa học, theo trình tự thẩm định tổng quát trước, thẩm định chi tiết sau. Để tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định cần sử dụng các phương pháp thẩm định tiên tiến, hiện đại.

Về nội dung thẩm định: Cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm định tổng mức đầu tư của dự án, không để xảy ra tình trạng tính toán thiếu vốn làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án hoặc thừa vốn dẫn đến lãng phí, tiêu cực. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải kiểm tra

được định mức cũng như đơn giá thiết bị, vật liệu... được sử dụng trong dự án, tính toán được toàn bộ chi phí phát sinh theo giá thị trường tại thời điểm thẩm định.

Xác định chính xác tiến độ giải ngân cho dự án để Ngân hàng có thể chủ động được khi lên kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn.

Thường xuyên phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng, ngành hàng chiến lược để có định hướng đầu tư vốn cho phù hợp theo từng thời kỳ.

Kết thúc quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các kết luận cụ thể về hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của dự án cũng như là những khó khăn vướng mắc dự án có thể gặp phải khi chính thức triển khai và cuối cùng là đưa ra được đề xuất cho vay hay không cho vay. Về con người: Xây dựng đội ngũ chuyên gia có kiến thức toàn diện và trình độ thẩm định cao được coi là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định. Đồng thời phải có quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản liên quan đến chất lượng thẩm định dự án, đó là: Các vấn đề về Dự án đầu tư; Thẩm định dự án đầu tư; Chất lượng thẩm định dự án đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng; Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư; Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Đây chính là cơ sở, là tiền đề quan trọng để tác giả phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định dự án trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w