Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 111)

T Các chỉ tiêu đánh giá P/A cơ bản

3.2.5. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin

NHNo&PTNT Việt Nam, Phòng, Ban chức năng tiếp nhận, xử lý, tổng hợp, phân tích và lưu trữ thông tin tín dụng cho toàn hệ thống; tạo lập kho lưu trữ dữ liệu thông tin tín dụng tập trung về các khách hàng hiện tại và tiềm năng của NHNo&PTNT Việt Nam và cung cấp các thông tin đó cho các chi nhánh trong hệ thống để phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động thẩm định dự án nói riêng trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Có thể nói khối lượng công việc rất lớn song số lượng cán bộ lại rất hạn chế, nên dẫn đến công tác thu thập thông tin đặc biệt là các thông tin về khách hàng, ngành hàng còn nghèo nàn, chất lượng thông tin thấp, hầu như không có những dự báo, cảnh báo về nguy cơ rủi ro khi đầu tư vào những khách hàng, ngành hàng đang gặp khó khăn.

Tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam chưa có bộ phận thu thập, xử lý và cung cấp thông tin riêng biệt mà chủ yếu là kiêm nhiệm và được thực hiện bởi cán bộ tín dụng trực tiếp quan hệ với khách hàng. Mặt khác, do trình độ của các cán bộ thẩm định tại chi nhánh không đồng đều nên độ chính xác của các thông tin này nhiều khi không cao.

Để có một hệ thống thông tin phong phú, đa dạng với chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu thẩm định dự án, trên góc độ tại ngân hàng cơ sở cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Một là, thành lập một bộ phận chuyên trách và cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, phân loại và cung cấp thông tin tín dụng phục vụ cho công tác thẩm định của chi nhánh, đồng thời cung cấp cho bộ phận chức năng về thông tin kinh tế - tài chính - ngân hàng của NHNo&PTNT Việt Nam.

Hai là, cán bộ thẩm định: Có trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng, các kênh thông tin để thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho quá

trách nhiệm cập nhật kịp thời các thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh của khách hàng vừa để phục vụ cho công tác tín dụng, đồng thời cung cấp cho bộ phận chuyên trách về thông tin của chi nhánh.

Ba là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác thông tin gắn với các cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Lãnh đạo bộ phận chuyên trách về thông tin tín dụng và lãnh đạo Phòng tín dụng phải chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo đảm tính hợp lý của các thông tin thu nhận được và truyền về Trụ sở chính.

Thông thường một số nguồn thông tin trực tiếp phục vụ cho công tác thẩm định dự án như sau:

Thông tin về định hướng đầu tư của Nhà nước; chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế; dự báo những biến động có thể xảy ra về giá cả, tỷ giá hối đoái... Những thông tin này rất cần để Ngân hàng thẩm định giá bán sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, xác định lãi suất ngân hàng. Hồ sơ pháp lý của khách hàng: Tư cách pháp nhân; cơ cấu tổ chức và điều hành của doanh nghiệp; Năng lực quản lý và trình độ học vấn, chuyên môn và kinh nghiệm điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Qui mô doanh nghiệp về vốn, lao động, doanh thu thuần; các chỉ tiêu tài chính và hoạt động như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, hiệu quả sử dụng tài sản, nợ dài hạn, nợ phải trả.; các chỉ tiêu về thu nhập: Tổng thu nhập trước thuế/doanh thu, tổng thu nhập trước thuế/tổng tài sản có, tổng thu nhập trước thuế/nguồn vốn chủ sở hữu; dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, .

Các thông tin về bảo đảm tiền vay của doanh nghiệp: Phương thức bảo đảm, giá trị TSBĐ, loại TSBĐ, bằng chứng về quyền sở hữu hợp pháp

Một số thông tin phi tài chính:

+ Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp: Thời gian hoạt động, thành tựu và thất bại; tình trạng hoạt động của doanh nghiệp; uy tín và thương hiệu, ...

+ Tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng: Thời gian quan hệ vay vốn với ngân hàng; số lần vay vốn kể từ khi khách hàng bắt đầu thiết lập quan hệ tín dụng; các loại sản phẩm khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng; dư nợ và thời hạn của các khoản vay tại các NHTM khác; xếp hạng khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng; số lần vi phạm về thời hạn thanh toán và chậm trả các khoản nợ tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, ...

+ Tình hình sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp; môi trường kinh doanh và các yếu tố thị trường tác động đến dự án và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các thông tin liên quan trực tiếp đến dự án mà NH đang thẩm định: Định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước về ngành hàng, mặt hàng của dự án; mức độ hiện đại của máy móc thiết bị, công nghệ; năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thị trường tiêu thụ của sản phẩm; các yếu tố đầu vào; kế hoạch, chiến lược kinh doanh lâu dài của Chủ đầu tư dự án.

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w