Củng cố vị thế công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 97)

T Các chỉ tiêu đánh giá P/A cơ bản

3.2.1. Củng cố vị thế công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín

Như đã phân tích trong chương 1, thẩm định dự án đầu tư là khâu then chốt trong quy trình tín dụng trung- dài hạn. Tuy nhiên, trong thực tiễn, có lúc, có nơi công tác này đôi khi bị buông lỏng, xem nhẹ và trở nên hình thức. Vì vậy, luận văn cho rằng, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, trước hết cần xác định đúng vị thế và tầm quan trọng của công tác này trong hoạt động tín dụng trung- dài hạn như sau:

(1) Xác định yêu cầu của công tác thẩm định:

- Cần xuất phát từ tình hình thực tiễn phát triển của ngành, vùng, lãnh thổ và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương trong từng giai đoạn theo chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước.

- Cần đứng trên giác độ người cho vay, cơ quan tài trợ vốn để xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của từng dự án.

- Công tác thẩm định do nhiều cán bộ, cơ quan trong hệ thống ngân hàng thực hiện với những yêu cầu đỏi hỏi phải có sự phân công và phối hợp hợp lý.

- Tiến hành thẩm định thường xuyên, liên tục, toàn diện đối với tất cả các dự án vay vốn trong suốt quá trình vay vốn.

- Công tác thẩm định phải được quy chuẩn hoá, phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

- Phải thu thập, xử lý và cập nhật tất cả các thông tin có liên qaun đến dự án đầu tư để phục vụ cho công tác thẩm định, nhất là các thông tin về suất vốn đầu tư công nghệ, thiết bị, giá cả công nghệ thiết bị, giá thành, giá bán của sản phẩm và dự án sản xuất ra thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Đảm bảo tính chủ động sáng tạo, tổng hợp, phân tích tổng kết thực tiễn của cán bộ thẩm định.

lượng thẩm định, hệ thống chỉ tiêu đánh giá; quản lý rủi ro của dự án; ... sau đây là một điều kiện chủ yếu:

* Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá dự án.

Phân tích, đánh giá dự án là điều hết sức quan trọng và cần thiết để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Muốn làm được tốt việc này, nhất thiết phải có một hệ thống chỉ tiêu “chuẩn” cho từng lĩnh vực đầu tư, làm cơ sở để so sánh với các chỉ tiêu của dự án, từ đó phân tích, đánh giá và rút ra kết luận về tính khá thi của dự án.

Hoạt động đầu tư có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, việc đo lường hiệu quả và cách phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội của dự án đầu tư rất đa dạng được thể hiện bằng rất nhiều chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu có ý nghĩa, tác dụng nhất định nên cần kết hợp sử dụng để có quyết định đầu tư chính xác, đảm bảo mục tiêu đề ra. Mặt khác, thực tế cho thấy, không thể và không cần thiết phải xác định tất cả các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá một dự án. Nói một cách khác là cần xác định và phân tích một số chỉ tiêu nhất định đối với một dự án cụ thể. Hiện nay, việc xác định các chỉ tiêu cần thiết để phân tích, đánh giá một dự án đầu tư đôi khi còn khá tuỳ tiện và thiếu thống nhất. Để khắc phục tình trạng này nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư theo dự án, theo tác giả cần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống chỉ tiêu để phân tích, đánh giá dự án đầu tư.

Hệ thống chỉ tiêu đó phải xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia vào quá trình đầu tư và đáp ứng được yêu cầu quản lý các dự án. Đồng thời, hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá dự án cũng cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện giao lưu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách kinh tế mở trong thời kỳ đổi mới kinh tế hiện nay. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá dự án có thể phân làm hai loại: chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu

Chỉ tiêu cơ bản là chỉ tiêu có tính chất bắt buộc phải phân tích, đánh giá trước khi ra quyết định đầu tư. Xác định chỉ tiêu cơ bản phải xuất phát từ những đặc điểm chủ yếu của hoạt động đầu tư và mục tiêu chính của từng dự án. Hoạt dộng đầu tư là đánh đổi lợi ích hiện tại lấy lợi ích tương lai lâu dài một cách bấp bênh. Do đó, phân tích, đánh giá dự án đầu tư tất yếu phải tính đến khả năng sinh lời, thời gian diễn ra và mức độ rủi ro của dự án. Mức sinh lời của dự án là chi tiêu quan trọng, bắt buộc phải tính đến đối với mọi dự án đầu tư. Mức sinh lời của dự án cần được xem xét trên hai khía cạnh chủ yếu là tổng số lợi nhuận thu được trong cả đời dự án và khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Do đặc điểm của đầu tư là diễn ra trong một thời gian dài nên cần phải dự kiến vòng đời của dự án và phải tính đến yếu tố thời gian của giá trị đồng tiền; cùng một khoản tiền nhưng phát sinh ở những thời điểm khác nhau; sẽ có giá trị khác nhau. Mặt khác, cũng cần phải lượng hoá thời gian hoạt động của dự án bằng chỉ tiêu hoàn vốn đầu tư, giúp cho thấy rõ mức độ thu hồi vốn đầu tư của từng dự án là nhanh hay chậm. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để ngân hàng thực hiện cho vay đi đến quyết định cho vay. Hoạt động đầu tư rất phức tạp và diễn ra với khoảng thời gian dài trong điều kiện nền kinh tế thị trường nên tất yếu chịu đựng những yếu tố tạo rủi ro như biến động của giá cả, lạm phát, tình hình cạnh tranh... Vì vậy, trong khi phân tích đánh giá dự án nhất thiết phải có các chỉ tiêu phán ánh mức độ rủi ro của dự án.

Như vậy là, hệ thống chỉ tiêu cơ bản có thể bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, hiện giá thu nhập thuần, suất thu hồi nội bộ, thời gian hoàn vốn. Vấn đề đặt ra là cần xác định chính xác các chỉ tiêu này, đồng thời có các chỉ tiêu “chuẩn” để so sánh đánh giá cho từng dự án thuộc các ngành nghề và lĩnh vực đầu tư khác nhau. Trước hết, để xác định chính xác

chiết khấu là phản ánh chi phí sử dụng vốn và chi phí cơ hội. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, khi thị trường vốn chưa phát triển, các dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau với các chi phí khác nhau và lợi tức mong muốn vốn riêng của chủ đầu tư khác nhau nên việc tính toán lãi suất chiết khấu cho từng dự án là rất phức tạp và độ chính xác chưa cao. Vì vậy, trước mắt có thể sử dụng lãi suất tiền vay của ngân hàng loại trung và dài hạn làm lãi suất chiết khấu.

Khi xác định được các chỉ tiêu trên của dự án, ngân hàng sẽ tiến hành so sánh với các chỉ tiêu “chuẩn” để đánh giá. Hiện nay, phần lớn các chỉ tiêu “chuẩn” cho từng loại dự án cụ thể chưa được xây dựng và ban hành. Vì vậy, việc đánh giá, lựa chọn dự án gặp khá nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, ngân hàng thực hiện cho vay theo dự án cần tổng kết đánh giá việc thực hiện các dự án theo từng ngành nghề và lĩnh vực đầu tư, từ đó rút ra các chỉ tiêu cơ bản của các dự án đó làm cơ sở cho việc xác định các chỉ tiêu “chuẩn” để xem xét đánh giá các dự án dự định tiến hành cho vay.

Chỉ tiêu bổ sung là những chỉ tiêu có tính chất hỗ trợ cho việc đánh giá, phân tích dự án. Nó được xác định cho từng dự án cụ thể, tuỳ theo mục tiêu của dự án. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của dự án là chiếm lĩnh thị trường thì chỉ tiêu bổ sung cần xem xét có thể là lượng hàng hoá được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường qua từng năm và cả đời dự án. Hoặc, nếu mục tiêu đặt ra là giảm chi phí sản xuất thì chỉ tiêu bổ sung cần được xem xét có thể là giá thành của dự án. Khi phân tích, đánh giá dự án có thể tham khảo so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của những dự án tương tự.

* Tổ chức thẩm định dự án đầu tư.

đoạn chuẩn bị đầu tư, là công việc hết sức cấp thiết đối với hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng. Đây là cơ sở quan trọng nhất, chủ yếu nhất để quyết định việc cấp vốn của ngân hàng. Vì vậy, chất lượng thẩm định các dự án đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả cho vay. Nếu thẩm định dự án không kỹ lưỡng hoặc thẩm định sai sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, hoặc cho vay đối với các dự án có nhiều rủi ro, khả năng hoàn vốn kém, hoặc bỏ lỡ những dự án tốt không cho vay. Vì vậy, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trở thành vấn đề bức xúc đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thực hiện cho vay hiện nay nhằm góp phần hạ thấp nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay.

Để giải quyết vấn đề này, theo tác giả những vấn đề chính cần được quan tâm xem xét là:

- Củng cố, kiện toàn về công tác tổ chức thẩm định dự án. Dưới giác độ ngân hàng, công tác thẩm định dự án trong hoạt động cho vay trước tiên là vì lợi ích của chính bản thân nhằm nâng cao hiệu quả của đồng vốn và phòng chống các rủi ro có thể xảy ra của dự án đó đối với ngân hàng. Ngoài ra cũng phải chú trọng tới các lợi ích xã hội đạt được từ dự án. Khi thẩm định dự án đòi hỏi cán bộ thẩm định phải nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của ngành và của địa phương, phải biết xác định và kiểm tra toàn diện, chính xác tất cả các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong dự án, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để có ý kiến đánh giá xác đáng.

- Thực hiện tốt quy trình thẩm định dự án. Quy trình thẩm định là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định các dự án cho vay. Thực hiện tốt quy trình thẩm định sẽ góp phần đảm bảo thẩm định nhanh chóng, chính xác, chất lượng cao. Để thực hiện tốt quy trình thẩm định dự án

+ Cải tiến quy trình thẩm định dự án theo hướng cụ thể hoá các bước và nội dung tiến hành cho phù hợp với hoạt động của ngân hàng hiện nay và năng lực trình độ của cán bộ chuyên quản;

+ Áp dụng kỹ thuật tính toán hiện đại trên cơ sở phần mềm máy tính để tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cần thiết trong quá trình thẩm định dự án;

+ Không ngừng nâng cao chất lượng công tác thu thập các thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định bằng cách điều tra, lấy thông tin trực tiếp của chủ đầu tư kết hợp với việc thu thập các thông tin từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn thông tin từ những tổ chức tín dụng và khách hàng có quan hệ với chủ đầu tư.

* Chủ động tham gia quản lý rủi ro của dự án.

Cho vay theo dự án là quá trình diễn ra với 3 giai đoạn nối tiếp nhau: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Trong mỗi giai đoạn đó, đều có thể xuất hiện các loại rủi ro làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cho vay. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả của cho vay theo dự án không thể không đề cập đến quản lý các rủi ro đó. Quản lý dự án là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các công việc, các hoạt động của đối tượng quản lý trong quá trình lập và thực hiện dự án. Nói một cách khác, quản lý dự án bao gồm các biện pháp tác động đến quá trình hoạt động của dự án nhằm nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra của dự án. Khi tham gia quản lý dự án, NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cần đặc biệt quan tâm đến quản lý rủi ro của dự án. Bởi lẽ rủi ro xảy ra cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ thu hồi vốn chậm, thậm chí mất vốn. Để quản lý dự án được tốt cần xác định trọng tâm quản lý trong mỗi giai đoạn của dự án.

khả thi không chính xác; tổ chức thẩm định dự án không đảm bảo chất lượng. Để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro này, NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cần phát huy vai trò tư vấn và nâng cao chất lượng và thẩm định dự án đầu tư. Những vấn đề này đã được đề cập ở trên.

Giai đoạn tiếp theo là thực hiện dự án cho vay. Ở giai đoạn này, đại bộ phận vốn đầu tư đã được bỏ ra để tiến hành các công việc như: thiết kế xây dựng công trình, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, ... nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động của dự án sau này. Một lượng vốn rất lớn đã xuất hiện và bị khê đọng không sinh lời trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Trọng tâm quản lý dự án trong giai đoạn này là phải có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế các rủi ro dễ xuất hiện như: rủi ro chậm tiến độ thi công do cung cấp máy móc thiết bị không kịp thời, rủi ro vượt dự toán chi phí và chất lượng xây dựng, lắp đặt các công trình không đảm bảo...

Là người cho vay để thực hiện các dự án, để hạn chế các rủi ro trên, NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam cần phát huy vài trò đôn đốc chủ đầu tư thực hiện thi công theo đúng tiến độ đã được kế hoạch hóa khi soạn thảo dự án; tham gia nghiệm thu chặt chẽ khối lượng công trình hoàn thành, đảm bảo chất lượng công trình. Trên cơ sở đó cấp vốn tín dụng theo mức độ hoàn thành đầu tư, đồng thời kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và tiết kiệm. Từ đó, tạo điều kiện để dự án đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch và phát huy được hiệu quả như dự kiến.

Đối với giai đoạn vận hành các kết quả thực hiện đầu tư, các rủi ro thường xuất hiện như: rủi ro ngừng sản xuất do các yếu tố đầu vào cung cấp không đầy đủ kịp thời; rủi ro về tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về thanh toán... Vì vậy trọng tâm quản lý dự án ở giai đoạn này là điều phối mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh đế phát huy đến mức cao nhất công suất thiết kế của dự án.

chức tín dụng cần có biện pháp tích cực để chủ đầu tư thực hiện kế hoạch trả nợ như hợp đồng tín dụng đã đề ra. Ngoài ra, cần chú trọng động viên đơn vị sử dụng nguồn vốn khác để trả nợ ngân hàng đúng thời hạn (cả gốc lẫn lãi). Trường hợp rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn... cần bàn bạc cụ thể với chủ đầu tư để có giải pháp xử lý thích hợp như gia hạn, giảm mức trả nợ...

Một phần của tài liệu 0843 nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w