Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu 0875 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)

Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp. Xét

các yếu tố của hàng hoá có mối quan hệ qua lại với nhau là chất lượng, giá cả và số lượng, có thể thấy chất lượng là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng sản phẩm được hiểu là toàn bộ tính năng của sản phẩm phù hợp với những điều kiện quy định và nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng là phải nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên cả hai mặt huy động vốn và cho vay.

Xét về hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng thường được đề cập như hai vấn đề then chốt để tạo nên hoạt động tín dụng hiệu quả, lành mạnh cho một ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng phản ánh sự vận động, phát triển hoạt động cho vay về mặt lượng, còn chất lượng tín dụng phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay về mặt chất. Nếu tăng trưởng tín dụng nhanh và phiến diện, không đi liền với chất lượng tín dụng sẽ dẫn đến thất thoát vốn, tình trạng nợ quá hạn gia tăng và nguy cơ đe doạ trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính của ngân hàng.

Xét một cách cơ bản, dưới giác độ là người cho vay, chất lượng tín dụng ngân hàng được thể hiện ở hiệu quả mà việc cho vay mang lại, phù hợp với năng lực của Ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh. Đồng thời, chất lượng tín dụng là khả năng Ngân hàng có thể thu hồi gốc và lãi cho vay đầy đủ và đúng hạn. Một số vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng trên giác độ Ngân hàng như sau:

• Rủi ro khoản vay và lãi suất cho vay là hai phạm trù đi liền với nhau, rủi ro cao thì lãi suất phải cao tương ứng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng khoản vay, Ngân hàng cần biết cân đối hợp lý giữa rủi ro tín dụng và lãi suất, cần thận trọng khi chạy đua theo mục đích tăng trưởng.

• Ngân hàng cần kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của người vay. Trước hết để đảm bảo tính hợp pháp của khoản vay, cũng như làm tăng hiệu quả thu nợ.

• Ngân hàng cần cung cấp kèm theo khoản vay những tiện ích, dịch vụ gia tăng đem lại sự thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

• Là một thực thể kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tín dụng ngân hàng phải góp phần mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần để phát triển

kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận ngân hàng.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng liên quan tới ba chủ thể của nền kinh tế là người đi vay, người cho vay và toàn bộ nền kinh tế trong mối quan hệ mật thiết, qua lại lẫn nhau. Vì vậy, chất lượng tín dụng không những phụ thuộc vào bản thân của ngân hàng với các nhân tố chủ quan, phụ thuộc vào chính năng lực hoạt động của khách hàng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như khuynh hướng phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của giá cả thị trường, môi trường pháp lý... Chất lượng tín dụng là một khái niệm tổng hợp, được thể hiện qua rất nhiều chỉ tiêu định lượng như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn, tỉ lệ tài sản bảo đảm, lãi treo... và qua khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng, uy tín và mức độ ảnh hưởng của Ngân hàng tới nền kinh tế...

Hiểu rõ phạm trù chất lượng tín dụng sẽ giúp cho Ngân hàng có sự tổ chức và quản lý hoạt động tín dụng nói riêng, hoạt động kinh doanh nói chung một cách đồng bộ, hiệu quả và linh hoạt nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ yêu cầu của khách hàng nội bộ cũng như khách hàng bên ngoài, trên mọi phương diện. Đồng thời, đề ra giải pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động tín dụng, giúp cho Ngân hàng tìm được phương thức kinh doanh thích hợp để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy cơ hội và thách thức.

Một phần của tài liệu 0875 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w