Hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0875 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 60)

2.2.1.1 Quy trình tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện khi tài trợ cho khách hàng. Nó phản ánh các nguyên tắc tín dụng, trình tự giải quyết công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan. Mục tiêu của việc xác định quy trình tín dụng là để có được quyết định tài trợ đúng đắn, đảm bảo an toàn vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng.

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đã xây dựng và áp dụng một quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Quy trình này được thiết lập trên cơ sở những quy định chung của Ngân hàng Nhà nước thông qua các văn bản như: luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, quy chế bảo đảm tiền vay... Là một đối tượng vay vốn của ngân hàng, hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải tuân theo quy trình chung này. Tuy nhiên, trong từng bước của quy trình, việc áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang đặt ra những yêu cầu riêng để phù hợp với đặc điểm, tính chất

của đối tượng khách hàng này. Các bước cơ bản của quy trình bao gồm:

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, tiếp nhận và kiểm tra hố sơ

Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn, Nhân viên Quan hệ khách hàng phải tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ tín dụng do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng thường bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ phương án vay vốn và các hồ sơ khác có liên quan. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, do quy mô và cách thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp thường không chuyên nghiệp, có nhiều đơn vị không có các phương án kinh doanh cụ thể theo đúng yêu cầu của Ngân hàng hoặc thiếu các văn bản pháp lý sử dụng cho mục đích vay vốn. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cho bộ phận kinh doanh trong việc hướng dẫn khách hàng thu thập đủ hồ sơ tín dụng một cách dễ hiểu, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Bước 2: Thẩm định

Sau khi nhận đầy đủ các hồ sơ cần thiết, bộ phận kinh doanh phải tiến hành thẩm định toàn bộ những nội dung theo đúng các bộ phận cấu thành nên hồ sơ tín dụng nhằm phân tích một cách toàn diện nhất, chính xác nhất về khách hàng để ra quyết định cho vay ở bước tiếp theo.

Đối với việc thẩm định doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngoài cách thức thẩm định tài sản bảo đảm và phương án vay vốn theo đúng hướng dẫn của quy trình tín dụng, bộ phận kinh doanh phải phân tích kĩ về năng lực pháp lý, năng lực quản lý và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy khả năng quản lý của Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không được đánh giá cao. Đặc biệt, hồ sơ tài chính của đơn vị thường xuyên ở tình trạng không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến những phân tích thiếu chính xác của bộ phận kinh doanh. Đây là đặc điểm riêng có của doanh nghiệp nhỏ và vừa mà Ngân hàng TMCP Quân đội cũng như các

ngân hàng khác phải đối mặt và tìm biện pháp để nắm bắt vấn đề một cách sát thực nhất.

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, ra quyết định cho vay

Trên cơ sở tờ trình tín dụng đã lập, Nhân viên Quan hệ khách hàng đưa ra kết luận độc lập của mình về quyết định cho vay và trình báo cáo lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu vượt phạm vi thẩm quyền phán quyết của người lãnh đạo trực tiếp, hồ sơ vay vốn và tờ trình sẽ được đưa lên trình lãnh đạo cấp cao hơn. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông thường giá trị và tính chất phức tạp của các khoản vay ở mức trung bình và thấp. Vì vậy, hầu hết các khoản vay được ra quyết định tại cấp chi nhánh của Ngân hàng TMCP Quân đội. Đây là một lợi thế trong vấn đề thời gian thẩm định, làm giảm thời gian chờ đợi kết quả của doanh nghiệp.

Bước 4: Lập đàm phán, ký kết hợp đồng

Sau khi quyết định tài trợ cho khoản vay, bộ phận Hỗ trợ Quan hệ khách hàng phải chuẩn bị các hợp đồng và văn bản liên quan trình lãnh đạo ký, bao gồm: hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp cùng các văn bản liên quan đến tài sản bảo đảm khác. Sau khi khách hàng và Ngân hàng kí kết các hợp đồng, văn bản liên quan, đồng thời khách hàng hoàn thành thủ tục tài sản bảo đảm cần thiết, Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản vay.

Bước 5: Giải ngân

Hiện nay, tại Ngân hàng Quân đội, quy trình cho vay đối với Khối Khách hàng Doanh nghiệp đã được ban hành và áp dụng hiệu quả, đảm bảo cho việc giải ngân được thuận lợi, nhanh chóng, phân giao quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận có liên quan.

Bước 6: Quản lý, giám sát sau cho vay và thu hồi vốn vay

lãi đúng hạn, ngân hàng phải tiến hành kiểm soát sau khi cho vay. Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần định kì cung cấp hồ sơ tài chính, các hợp đồng kinh tế thể hiện tình hình sản xuất - kinh doanh của đơn vị mình cho Ngân hàng. Đồng thời, bản thân bộ phận kinh doanh luôn phải liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với doanh nghiệp nhỏ và vừa để nắm bắt được thực trạng hoạt động của họ, những bất thường xảy ra để có thể chủ động trong mọi tình huống. Đối với những chi nhánh có nhiều khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, một Nhân viên Quan hệ khách hàng phải quản lý số lượng doanh nghiệp từ 20 đến 40 hoặc nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra ở khâu kiểm soát sau là cán bộ Ngân hàng phải thực sự dành thời gian, công sức và cách thức kiểm soát hợp lý, đảm bảo không để tình trạng thiếu thông tin về khách hàng sau khi cho vay.

Bước 7: Tất toán, thanh lý hợp đồng

Đến ngày đáo hạn của khoản vay, sau khi thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, Ngân hàng sẽ thanh lý hợp đồng tín dụng, tất toán khế ước, lưu hồ sơ theo quy định. Đồng thời, Ngân hàng cũng đưa ra quyết định về việc mở rộng, duy trì hay hạn chế giao dịch với đối tượng khách hàng đó trong tương lai.

2.2.1.2 Sản phẩm tín dụng hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, các sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được áp dụng theo đúng các sản phẩm chung cho đối tượng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Quân đội. Hiện tại, Ngân hàng chưa có những đánh giá, phân tích sâu hơn về đối tượng khách hàng này để đưa ra những gói sản phẩm phù hợp hơn. Với đối tượng khách hàng này, Ngân hàng cũng đưa ra những điều kiện vay vốn chặt chẽ, đa phần các khoản vay đều có tài sản bảo đảm.

Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản phẩm tín dụng được ưa thích là các khoản vay theo món (ngắn hạn và trung hạn), phát sinh theo nhu cầu thực tế của đơn vị trong từng giao dịch kinh tế hoặc nhu cầu đầu tư theo

từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có tài sản bảo đảm có giá trị phù hợp, Ngân hàng cũng có thể áp dụng cho vay dựa trên giá trị tài sản bảo đảm. Như vậy, doanh nghiệp vừa có thể vay theo từng món nhỏ, quay vòng mà vẫn đảm bảo dư nợ tại một thời điểm không vượt quá giá trị định giá tài sản bảo đảm.

Với những doanh nghiệp có quy mô vừa, có tài sản bảo đảm phù hợp, hoạt động kinh doanh hiệu quả, Ngân hàng thường đưa ra sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng. Sản phẩm này rất phù hợp với các đơn vị sản xuất hoặc thương mại có hoạt động thường xuyên quay vòng trong năm, đồng thời tương ứng là dòng tiền quay vòng đều đặn, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Hoạt động của các đơn vị ở quy mô vừa cũng quy củ, có phương pháp khoa học và quy trình công nghệ hợp lý hơn các đơn vị ở quy mô nhỏ nên bản thân doanh nghiệp chủ động trong vấn đề tài chính, trả nợ Ngân hàng hơn.

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đã ban hành sản phẩm Cho vay thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp và cá nhân, góp phần vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc huy động vốn tức thời với giá trị thấu chi hợp lý. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang xúc tiến nghiên cứu thêm những sản phẩm khác phù hợp hơn nữa với đối tượng khách hàng này nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, dịch vụ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2.1.3 Xếp hạng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngân hàng TMCP Quân đội đã có kế hoạch thực hiện chương trình chấm điểm tín dụng theo đúng thông lệ quốc tế từ năm 2003. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Quân đội mới xây dựng và áp dụng chương trình chấm điểm tín dụng với doanh nghiệp và cá nhân đơn giản và khá thủ công trên file excel và Hướng dẫn về Quy chế phân loại khách

hàng theo Quyết định 265/QĐ-NHQĐ-HS ngày 24/02/2005 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội.

Năm 2007, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã triển khai đề án xếp hạng tín dụng nội bộ với sự tư vấn của Công ty Earnst & Young Việt Nam và chính thức đưa vào áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng vào đầu năm 2008. Đây có thể nói là một bước tiến lớn trong chính sách quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Quân đội. Với việc triển khai đề án xếp hạng tín dụng nội bộ, Ngân hàng TMCP Quân đội đã thực hiện được việc phân loại rủi ro tín dụng một cách định tính (được quy định tại Điều 7 Quyết định 493/QĐ/NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước) một cách toàn diện đối với mọi đối tượng khách hàng (cả tổ chức và cá nhân) , đồng thời trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên và ngân hàng thứ 2 tại Việt Nam (sau Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) chính thức áp dụng cách phân loại rủi ro tín dụng định tính.

Trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Quân Đội, khách hàng doanh nghiệp được phân chia theo ngành nghề lĩnh vực hoạt động kết hợp với quy mô (nhỏ, vừa và lớn). Mỗi loại khách hàng doanh nghiệp tùy theo tình trạng quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Quân đội (lần đầu quan hệ hay đã có quan hệ) mà sẽ có một bộ chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, kết cấu của các bộ chỉ tiêu gồm có các phần là:

Phần chỉ tiêu định lượng: đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp (dựa trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), bao gồm 4 nhóm: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ và chỉ tiêu thu nhập.

Phần chỉ tiêu định tính: bao gồm các nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với cá TCTD, các nhân tố ảnh hưởng tới ngành, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của doanh

nghiệp. Các nhóm này lại bao gồm các chỉ tiêu nhỏ và cụ thể với trọng số (mức độ quan trọng trong việc đánh giá rủi ro tổng thể của doanh nghiệp) khác nhau.

Kết hợp phần chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính, Ngân hàng sẽ xác định được mức độ rủi ro của khách hàng doanh nghiệp (chi tiết thành 10 bậc khác nhau từ D đến AAA), từ đó đưa ra chính sách tín dụng cụ thể đối với từng nhóm khách hàng khác nhau (có cho vay hay không, lãi suất, phí tín dụng liên quan) cũng như quy định về mức phán quyết của các đơn vị kinh doanh trong Ngân hàng đối với từng nhóm khách hàng.

Việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp được thực hiện trước khi cho vay và định kỳ hàng quý, giúp ngân hàng phát hiện được các rủi ro tiềm ản và có thể điều chỉnh chính sách tín dụng đối với khách hàng một cách linh hoạt và phù hợp.

Một phần của tài liệu 0875 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w