3.3.2.1 Tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu về
vốn cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngân hàng TMCP Quân đội phải có những biện pháp nhằm tăng cường huy động vốn mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa nói riêng và cho hoạt động tín dụng nói chung. Để thực hiện được điều này, Ngân hàng TMCP Quân đội cần áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường nguồn vốn như sau:
• Đối với nguồn vốn tự có: Ngân hàng cần đảm bảo kế hoạch tăng vốn với một số biện pháp như sau:
- Có chính sách lãi suất huy động hợp lý, thực sự cạnh tranh cho từng sản phẩm huy động và điều chỉnh linh hoạt chính sách này theo từng
thời kì.
Đa dạng hoá hơn nữa các hình thức huy động vốn với các thời hạn khác nhau
và các chương trình tiết kiệm dự thưởng, hình thức khuyến mãi hấp dẫn.
- Phát triển các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt: ATM, trả lương
cho cán bộ, công nhân viên thông qua tài khoản cá nhân, cho vay thấu chi...
• Đối với nguồn vốn vay: Ngân hàng xác định tiếp tục duy trì nguồn vốn này như một trong những nguồn tình thế khi có sự biến động bất thường
xảy ra. Để có thể làm được điều này, Ngân hàng cần:
- Xây dựng các kế hoạch tài chính rõ ràng để chủ động trong việc trả nợ NHNN và các TCTD khác.
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ của Ngân hàng với các TCTD khác.
- Duy trì một mức tài sản có với tính lỏng cao có khả năng chuyển đổi hoặc có thể dùng làm đảm bảo cho các khoản vay chiết khấu và tái chiết khấu.
• Đối với các nguồn huy động khác: Ngân hàng cần nỗ lực tìm kiếm các nguồn huy động rẻ từ các tổ chức trong và ngoài nước, theo các chương
trình dự án dành cho các đối tượng vay vốn, đặc biệt là doanh nghiệp
nhỏ và
vừa. Ví dụ: Nguồn vốn dự án tài chính nông thôn II - RDF II (có thể áp dụng
Trong quá trình phát triển, mặc dù nhận thức được vấn đề này nhưng Ngân hàng TMCP Quân đội cần nỗ lực hơn nữa mới có thể tạo dựng được một đội ngũ CBTD chuyên nghiệp, nhiệt tình. Trong thời gian tới, một số công việc cần tiếp tục thực hiện đó là:
• Hoàn thiện dự án đổi mới của Khối tổ chức - Nhân sự. Trong các tiểu dự án, đặc biệt chú trọng đến công tác tiêu chuẩn hoá chất lượng CBTD. Phải
lượng hoá được các tiêu chuẩn được đặt ra: Đạo đức nghề nghiệp và trách
nhiệm; năng lực chuyên môn vững vàng; có khả năng chịu áp lực công việc
cao, nhất là CBTD phụ trách quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng
khách hàng lớn và lượng giao dịch thường xuyên.
• Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại CBTD. Trung tâm đào tạo của Ngân hàng TMCP Quân đội có thể kết hợp với các đơn vị đào tạo bên
ngoài có
uy tín để lên các chương trình đào tạo có chất lượng và phù hợp với nhu
cầu đào
tạo của các CBTD.
• Những giải pháp về nhân sự, đào tạo nêu trên nhằm xây dựng cho Ngân hàng một đội ngũ CBTD có đầy đủ các kĩ năng cơ bản bao gồm: kĩ năng
phục vụ
khách hàng; kĩ năng tìm hiểu thông tin; kĩ năng đàm phán; kĩ năng phân
tích, kĩ
năng tổng hợp; kĩ năng suy diễn. Từ đó, đội ngũ CBTD của Ngân hàng
sẽ tự tin,
ứng dụng theo yêu cầu của các khối kinh doanh nhằm đưa hệ thống này trở thành công cụ hữu hiệu trong công tác quản trị, cũng như trong hoạt động phát triển kinh doanh nói chung của Ngân hàng.
3.3.2.4 Xây dựng và quảng bá thương hiệu MB trên thị trường nói chung và
đến đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng
Hiện nay, vấn đề thương hiệu và giá trị thương hiệu của ngân hàng đang được các ngân hàng trong nước rất quan tâm. Trong bối cảnh chung, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng và tăng thêm giá trị thương hiệu MB thông qua các chương trình marketing cụ thể. Để đạt được mục đích marketing hiệu quả thì Ngân hàng cần sử dụng phối hợp các chính sách: chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo khuyếch trương. Đây không chỉ là công việc của Hội sở mà bản thân các Chi nhánh cũng cần sáng tạo trong công tác marketing, tạo dựng hình ảnh và niềm tin với thương hiệu MB đến từng đối tượng khách hàng.
3.4Kiến nghị