Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta

Một phần của tài liệu 0875 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 88)

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 31/12/2009, trên cả nước hiện có hơn 400.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Nhà nước Việt Nam nhận định phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận định được vai trò, thực trạng và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ đã thực hiện nhiều chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa với chủ trương khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác. Từ đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa có những điều kiện tốt hơn để tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển quy mô, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm từ 2006 đến 2010 của nước ta, cùng với các bộ phận cấu thành khác, kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và triển khai. Để thực thi kế hoạch này, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã xây dựng một chương trình hành động bao gồm các biện pháp cụ thể, trong đó ưu tiên xóa bỏ những bất cập vướng mắc liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp và tạo môi trường thuận lợi cho sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục tiêu đến năm 2010, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng đóng góp cho GDP và tỉ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 3 đến 6%.

Chính phủ đã và đang có những hoạt động nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như tín dụng Chính phủ, hỗ trợ các làng nghề truyền thống, khuyến khích các tổ chức tài chính, các nguồn lực xã hội khác trong việc góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa,... Đồng thời, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất, được hỗ trợ hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp, hưởng các chính sách ưu đãi trong

việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc hỗ trợ, định hướng cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại Trung ương, Chính phủ cũng đã thành lập nhiều cơ quan quản lý Nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hội đồng khuyến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, tại các địa phương, Nhà nước cũng khuyến khích các cơ quan quản lý cấp cơ sở, các tổ chức trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu 0875 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w