3.4.1.1 Tăng cường chức năng quản lý, hô trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu được thực hiện ở tầm vĩ mô với các vấn đề như xây dựng chiến lược phát triển, ban hành các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý nhằm khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động thuận lợi. Hiện nay, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Nghị định 90/CP nhưng chưa xây dựng được kế hoạch, chiến lược cụ thể phù hợp với mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng.
• Nhà nước phải tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, trong đó xem xét đến chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc
biệt là
những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh
nghiệp đang
đầu tư công nghệ hiện đại, đầu tư vào các dự án sản xuất sản phẩm mới.
• Nhà nước cần ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy chế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các trung
tâm hỗ trợ, các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương,
trong các
ngành nghề cần được xây dựng và hoạt động hiệu quả, làm đầu mối để
tiếp nhận
thông tin, vốn từ cơ quan quản lý Nhà nước, các nguồn hỗ trợ từ bên
ngoài từ đó
phân phối cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách hiệu quả và công bằng.
• Quy định và tập trung một đầu mối cấp phép kinh doanh và theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Yêu cầu các
cơ quan,
ban ngành liên quan thực hiện các chức năng thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc
chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa và có những báo cáo tổng hợp, thường xuyên để Nhà nước
kịp thời
khắc phục những khó khăn, vướng mắc.
• Thúc đẩy hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tiếp cận nguồn
vốn ngân
hàng, khuyến khích các NHTM tham gia góp vốn theo thông tư 01/2006/TT-
NHNN. Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn vốn từ các tổ chức
quốc tế
trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển: Quỹ viện trợ chính thức ODA,
Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)...
3.4.1.2 Hoàn thiện chính sách đối với hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng bản chất là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, các quy định, chính sách nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay của các TCTD cần được hoàn thiện theo hướng đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Để tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, Nhà nước cần:
• Rà soát lại các văn bản pháp luật về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản. Các bộ ngành phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn kịp thời,
đồng bộ.
• Quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản như: quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của các cơ qua n, ban
ngành có liên quan.