KHU VỰC LÀNG NGHỀ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO AGRIBANK ĐÔNG ANH
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làngnghề tại các ngân hàng thương mại nghề tại các ngân hàng thương mại
1.3.1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại Ngân Hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Á Châu là chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Ngân Hàng thương mại cổ phần Á Châu tỉnh Bắc Ninh hoạt động trong khu vực làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh.
Quan điểm mở rộng hoạt động cho vay đối với làng nghề của chi nhánh dựa trên nguyên tắc: “Mở rộng cho vay đối với làng nghề phải đi đôi với bảo đảm chất lượng cho vay, phát triển cho vay đối với làng nghề trong phạm vị kiểm soát và quản lý nợ”. Theo đó chi nhánh sẽ tiếp tục các biện pháp mở rộng quy mô đối với làng nghề gắn liền với định hướng phát triển làng nghề của Nhà nước, địa phương và quan trọng là phải góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề. Để làm được điều đó chi nhánh đã nâng cao cơng tác huy động vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn sử dụng vốn trong hoạt động cho vay, sử dụng vốn có hiệu quả kinh doanh. Thường
xuyên giám sát khách hàng sau khi giải ngân để nắm bắt dòng tiền của khách hàng, trong truờng hợp xảy ra rủi ro có các biện pháp kịp thời để phòng ngừa cũng nhu ngăn chặn, đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tại làng nghề luôn thấp và thấp hơn tỉ lệ nợ xấu của tồn Chi nhánh; đảm bảo mức trích lập dự phịng rủi ro thấp, thực hiện tốt cơng tác thu nợ, các khoản nợ gốc và lãi đuợc thu về đúng hạn. Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để đáp ứng sự hài lòng của khách hàng, từ đó thơng qua khách hàng cũ sẽ tìm kiếm thêm các khách hàng mới, không ngừng gia tăng số luợng khách hàng. Ngồi ra, chi chuẩn hóa quy trình cho vay đối với làng nghề, tuân thủ cam kết khách hàng (thời gian, thủ tục, giấy tờ) theo đúng tiêu chuẩn SO nhằm nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng tại làng nghề.
1.3.1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại Ngân hàng BIDVtỉnh Bắc Ninh
Hoạt động của các ngân hàng thuơng mại nói chung và tại BIDV Bắc Ninh nói riêng thì hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuân chủ yếu cho ngân hàng. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, rủi ro trong họat động tín dụng chính là nguyên nhân chính làm cho chất luợng tín dụng ngân hàng giảm sút. Một trong những nguyên nhân làm giảm chất luợng tín dung làng nghề là do tập trung cho vay chủ yếu ở hai làng nghề giấy Phong Khê và Phú Lâm. Nhu vậy để giảm thiểu và phân tán rủi ro tín dụng xảy ra gây ảnh huởng đến chất luợng tín dụng nói chung, tín dụng làng nghề nói riêng, BIDV Bắc Ninh đã đa dạng hóa lĩnh vực làng nghề đuợc vay vốn, tức là thực hiện theo nguyên tắc tài chính quen thuộc “khơng bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Ngoài ra, chi nhánh đã chủ động mức lãi suất cho vay uu đãi thấp hơn so với các ngân hàng trên cùng địa bàn (từ 1% đến 4%). Với mức lãi suất này BIDV Bắc Ninh đã thu hút một số luợng lớn các khách hàng làng nghề buớc đầu là quan hệ tín dụng sau đó là để bán chéo các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích kèm theo.
1.3.1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Quang Trung
Viettinbank Chi nhánh Quang Trung là khu vực có nhiều di tích lịch sử cũng như các danh lam thắng cảnh, tại đây tập trung nhiều làng nghề truyền thống như: dệt lụa Vạn Phúc, len Tiền Phong, tre đan Ninh Sở...Do đó, các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là rất lớn.Ngân Hàng Cơng thương nằm tại vùng làng nghề và có những chính sách lãi suất phù hợp nên tổng vốn tín dụng cấp cho làng nghề là khác cao.Vì vậy, các biện pháp để đảm bảo chất lượng tín dụng tại khu vực làng nghề là vô cùng cần thiết. Tại Vietinbank Chi nhánh Quang Trung đã thực hiện các công tác quảng cáo, đi đến nhà khách hàng tiếp thị các sản phẩm dịch vụ; luôn nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc chu đáo khách hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh thường xuyên rà soát lại khách hàng, đưa ra các chiến lược nhẳm hạn chế rủi ro và có các biện pháp kịp thời để hạn chế rủi ro. Ngồi ra, cơng tác huy động vốn được chi nhánh hết sức quan tâm nhằm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh cũng như tạo ra lãi suất cạnh tranh đối với hoạt động cho vay làng nghề.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Đông Anh
- Thứ nhất, thực hiện chọn lọc tốt khách hàng trước khi đồng ý cấp tín dụng, điều này sẽ giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro không mong muốn có thể xảy ra trong tương lai. Phân tích đúng thực trạng khách hàng trước khi cấp tín dụng gồm những bước sau: khách hàng có đầy đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự khơng? Năng lực tài chính của khách hàng như thế nào? Khách hàng có thiện chí trả nợ cho ngân hàng hay khơng? Mơ hình kinh doanh của khách hàng có hiệu quả khơng? Uy tín của khách hàng đối với các bạn hàng như thế nào? Đối với khách hàng là pháp nhân phải xem xét tư cách
pháp nhân và năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định của pháp luật, khách hàng phải có năng lực quản lý và điều hành cơng việc sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng với quy luật cung cầu, thị hiếu và sự thay đổi của thị truờng để có thể tồn tại và đứng vững trên thị truờng, uy tín của khách hàng vay vốn. Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và triển vọng của khách hàng: Bằng mơ hình SWOT phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng nhu thách thức đối với khách hàng trên các mặt: thị trường, sản phẩm, kênh phân phối, tiêu thụ để đưa ra nhận định cuối cùng về thị trường tiêu thụ sản phẩm, để đưa ra nhận định cuối cùng về triển vọng phát triển của nghành mà khách hàng đang sản xuất kinh doanh...
Phân tích kỹ năng lực tài chính của khách hàng để đưa ra nhận định liệu khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định hay khơng, có thể đứng vững trên thị trường và khả năng trả các khoản nợ đến hạn trong tương lai khơng. Q trình phân tích tình hình tài chính khơng chỉ dựa trên các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính khách hàng cung cấp mà cịn phải dựa trên hệ thống tra cứu tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước, báo cáo thuế của cơ quan thuế.
- Thứ hai, chấp hành nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ theo các thơng tư, nghị định Chính phủ ban hành, các văn bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra và quy chế, quy trình cho vay của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam để thực hiện đúng đắn các khâu trong q trình cấp tín dụng kể từ khi tiếp cận với khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định cho vay và phê duyệt cho vay đến khi cho vay, quản lý khoản vay của khách hàng và nhắc nhở khách hàng trả nợ và xử lý nợ.
- Thứ ba, đánh giá hợp lý tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo tiền vay được coi là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng khi xét duyệt cho vay, vì vậy khi nhận một tài sản làm biện pháp bảo đảm cho một khoản vay cần quan tâm đến các vấn đề: Tài sản đó có tranh chấp hay khơng và chủ tài sản có quyền sở
hữu hợp pháp khơng? có được pháp luật cho phép chuyển nhượng không? khả năng phát mại của tài sản đó như thế nào?
- Thứ tư, Thường xuyên phân loại, đánh giá khách hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra là kết quả của một chu trình kể từ khi tiếp nhận khách hàng, thẩm định, đến khi quyết định cho vay và giải ngân, vì vậy để hạn chế và phịng ngừa rủi ro phát sinh, Agribank Đơng Anh cần phải thường xuyên phân tích, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, rà soát phân loại khách hàng để có chế tài, biện pháp ứng phó kịp thời.
- Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay để nắm rõ tình hình sử dụng vốn của khách hàng, dòng tiền của khách hàng sử dụng có đúng mục đích hay khơng? Thường xun kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng để hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình cho vay và có biện pháp ứng phó kịp thời với những rủi ro đó.
- Thứ sáu, xây dựng chiến lược Marketting phù hợp nhằm xây dựng hình ảnh của ngân hàng trong dân chúng, nâng cao vị thế cạnh tranh. Mặt khác, chiến lược marketing đúng đắn giúp ngân hàng mở rộng thị phần cho vay, giúp khách hàng biết rõ hơn các sản phẩm của ngân hàng, giúp q trình cấp tín dụng phù hợp và đúng với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này đề cập đến những lý luận cơ bản về tín dụng nói chung và tín dụng Ngân Hàng nói riêng; bản chất của tín dụng ngân hàng; vai trị của tín dụng ngân hàng đối với khu vực làng nghề.Đồng thời, chương cũng nêu lên những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Từ những kinh nghiệm cho vay làng nghề của các ngân hàng thương mại, đã rút ra được bài học cho Agribank Đông Anh hiện nay.Đó chính là cơ sở lý luận để đưa ra phương thức nghiên cứu thực trạng chất lượng CVLN và giải pháp để nâng cao chất lượng đối với khu vực làng nghề của Agribank Đông Anh sẽ được nghiên cứu cụ thể ở Chương 2.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU Vực LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VÊ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐƠNG ANH.
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Agribank Đông Anh
Cách đây hơn 30 năm, một chủ trương của nhà nước mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với ngành ngân hàng đó là chia hệ thống ngân hàng thành hai cấp: Ngân hàng Nhà Nước có nhiệm vụ quản lý cịn các các ngân hàng chuyên doanh ( NHTM ) có nhiệm vụ kinh doanh.
Nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) đã quyết định sự ra đời của nhiều tổ chức cho vay hoạt động theo cơ chế thị trường trong đó có NH No&PTNT Việt Nam.
Với bối cảnh ra đời theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Agribank Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh đã thành lập được gần 20 năm, phát triển từ một ngân hàng cấp huyện trực thuộc ngân hàng thành phố Hà Nội với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, nguồn vốn và dư nợ cho vay còn thấp, đội ngũ cán bộ nhân viên cịn yếu về chun mơn nghiệp vụ và mang trong tư tưởng dựa vào sự bao cấp của nhà nước, chưa thực sự hiểu rõ nền kinh tế thị trường hoạt động như thế nào.
Đến nay Agribank Đơng Anh đã trở thành một NHTM lớn mạnh có tầm cỡ tại địa bàn Đơng Anh nói riêng và tồn hệ thống ngân hàng thuơng mại nói chung với tổng nguồn vốn, dư nợ và có một cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển gấp hàng trăm lần so với thời kỳ mới thành lập.
Tiền thân của Agribank Đông Anh là chi điếm ngân hàng Nhà Nước huyện Đông Anh được thành lập năm 1959. Đến cuối năm 1960 đổi tên thành chi nhánh ngân hàng nhà nước huyện Đông Anh và đến năm 1978 là Ngân hàng Nhà Nước huyện Đơng Anh có trụ sở đóng tại khu vực Ga Đơng Anh. Khi giặc Mỹ đánh phá Miền Bắc, trụ sở ngân hàng được chuyển về xã Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội .
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngân hàng chuyển về xã Uy Nỗ - Đông Anh ( Số 2 - Đường Cao Lỗ - Đông Anh - Hà Nội)
Agribank Đông Anh là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp thành phố Hà Nội theo quyết định số 31/ NH- QĐ ngày 26/3/1988 của Tổng giám đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (Thành lập chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp cơ sở thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở chuyển từ ngân hàng Nhà Nước sang )
Ngày 24/12/1990 bằng quyết định số 1103/NH- QĐ của Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp Đông Anh là 1 trong 13 chi nhánh cơ sở thuộc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Thành phố Hà Nội.
Ngày 01/9/1995 bằng quyết định số 458 / QĐ - NHNo của Tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (v/v Tổ chức xắp xếp các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội ), ngân hàng nông nghiệp Đông Anh được tách ra không thuộc ngân hàng nông nghiệp thành phố Hà Nội mà trở thành một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
Đến T10/1996 Ngân hàng Nông nghiệp Đông Anh đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh. Cơ sở việc đổi tên này là quyết định số 280/ QĐ - NH5 ngày 15/10/1996 của Thống Đốc NHNN Việt Nam về việc Thành lập Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam trước đây.
Đến tháng 6 năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh được trở thành đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và là một trong 81 đơn vị thành viên của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo quyết định số 198 / 1998 / QĐ - NHNN5 của Thống Đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Tính đến cuối năm 2019, Chi nhánh có tổng số cán bộ cơng nhân viên là 152 người, trong đó nam là 54 người (chiếm 36%), nữ là 94 người (64%). Trình độ chun mơn: 28 Thạc sỹ; 113 bậc Đại học, 11 người dưới bậc Đại học. Đội ngũ cán bộ ở Chi nhánh được đánh giá là có trình độ chun mơn, kỹ năng giao dịch, ứng xử tốt, chuyên nghiệp. Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh cụ thể là:
- Ban giám đốc: gồm Giám đốc và Ba (03) Phó giám đốc. - 07 phịng chun mơn nghiệp vụ bao gồm:
+ Phòng Dịch vụ và Marketing: chuyên thực hiện các nghiệp vụ thẻ, nghiệp vụ marketing, thực hiện các nghiệp vụ lien quan đến thanh toán quốc tế, chuyển tiền nước ngoài, nhận kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, thực hiện LC.. .và các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế theo quy định và các nghiệp vụ liên quan khác.
+ Phịng Kế tốn - ngân quỹ: thực hiện hạch toán, kế toán, thanh toán theo quy định của NHNN và Ngân hàng Nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tài chính theo quy định.
+ Phịng Khách hàng HSX$CN: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với các khách hàng các nhân, hộ sản xuất.
+ Phòng KHDN: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp.
an toàn nguồn vốn, quản lý các hệ số an toàn, cơ cấu về kỳ hạn và các loại tiền tệ. Đồng thời, tham mưu cho Ban giám đốc các chiến luợc huy động vốn, quản lý nguồn vốn, các chính sách về tín dụng... xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển.