Đa dạng hoá các phương thức cho vay

Một phần của tài liệu 0880 nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 85)

Hiện nay, Ngân hàng cho vay chưa thực sự linh hoạt. Việc áp dụng đúng các hình thức cho vay sẽ giúp khách hàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn, đảm bảo cho việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, từ đó trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hơn hết, việc xác định đúng thời hạn, phương thức cho vay giúp giảm thiểu chi phí quản lý, chi phí hoặt động cũng như thời gian làm hồ sơ của cán bộ tín dụng; giúp giảm chi phí quản lý, chi phí hoặt động làm lợi nhuận tăng lên.

- Mở rộng phương thức cho vay: Hiện tại NHNo&PTNT Đông Anh phần lớn là áp dụng phương thức cho vay chủ yêu theo hạn mức tín dụng. Ngân

hàng cần tiếp tục áp dụng phương thức cho vay từng lần, theo mùa vụ đối các cá nhân, hộ sản xuất đáp ứng đủ điều kiện nhằm giảm đơn giản các hồ sơ, thủ tục vay vốn; tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng và khách hàng trong quá trình vay, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất đặc biệt là các hộ sản xuất có nhu cầu vốn cố định.

- Thời hạn cho vay linh hoạt phù hợp mục đích vay vốn của khách hàng : Việc cho vay sản xuất cũng như kinh doanh một số mặt hàng cần có thời hạn dài hơn vì khả năng lưu động hàng hóa là thấp hơn so với một số mặt hàng khác, do đó, chi nhánh cần xác định và đưa ra định kỳ trả gốc, lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng mặt hàng và phù hợp với dòng tiền của khách hàng.

- Đa dạng các hình thức trả lãi : Mỗi ngành nghề đều có đặc điểm kinh doanh

khác nhau; do đó dựa vào từng ngành nghề kinh doanh, Ngân hàng sẽ đưa ra các

hình thức trả lãi và để khách hàng lựa chọn cho phù hợp nhất với tình hình kinh

doanh thực tế của mình, đảm bảo hoạt động diễn ra an toàn, ổn đinh.

- Tiếp tục phát triển cho vay đối với làng nghề thông qua các tổ chức trung gian: Cho vay qua tổ tương hỗ là hình thức đang được Agribank Đông Anh áp dụng và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hình thức này vẫn chưa được áp dụng roognj rãu tai làng nghề Vân Hà. Ngân Hàng cần có các chính sách đẩy mạnh hình thức cho vay qua tổ này, có tổ chức các hội nghị tại xã để tư vấn cho người dân về hình thức vay qua tổ tương hỗ vừa giúp cho người dân làng nghề tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng cũng như giảm thiểu các chi phí. Tổ tương hỗ là một số hộ sản xuất liên kết với nhau và bầu một người giỏi nhát và có uy tín làm tổ trưởng. Tổ trưởng có trách nhiệm kiểm tra tình hình kinh doanh của thành viên, nhu cầu vay vốn trước khi cho vào tổ vay vốn. Tổ trưởng có trách nhiệm giám sát hoạt động của khách hàng, giúp đỡ các thành viên cũng như nhắc nhở các thành viên nộp gốc lãi cho ngân hàng đúng hạn. Hình thức này mặc dù khơng có bảo đảm bằng tài sản nhưng tỷ lệ

an toàn cao do tổ trưởng là người được chọn phải có uy tín với ngân hàng và địa phương,được nhiều người tin tưởng và ủng hộ. Ngoài ra cho vay qua tổ giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí đi lại thẩm định của cán bộ, tiết kiệm thời gian trong việc thẩm định, làm hồ sơ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Mặt khác, ngân hàng có thể cho vay thơng qua hội nơng dân, hội phụ nữ, các quỹ tín dụng nhân dân... Đây là các tổ chức trung gian mà nhờ vào uy tín của mình, sẽ đửng ra bảo lãnh để các thành viên trong hội vay vốn với mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu 0880 nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 85)