3.3.1. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam:
- NHNo & PTNT Việt Nam cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình cho vay cũng như các chính sách ưu đãi dành riêng cho khu vực làng nghề cụ thể và chi tiết dể cán bộ nhân viên thực hiện.
- Hỗ trợ giúp NHNo & PTNT Đông Anh về nguồn lực để nâng cao cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị; đặc biệt xây mới trụ sở của ngân hàng loại 1 khang trăng hơn, trang bị máy vi tính hiện đại nâng cao hiệu suất lao động và phục vụ khách hàng.
- Rút gọn, tối giản các thủ tục vay vốn; bỏ những hồ sơ không cần thiết giúp ngân hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn; giúp khách hàng dễ tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
NHNN là cơ quan trung ương điều hành tất cả chính sách của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại bao gồm có NHNo &PTNT Việt Nam do vậy các chính sách của NHNN có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của chi nhánh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo Đông Anh mở rộng, nâng cao chất lượng cho vay khu vực làng nghề NHNN cần làm một số việc sau:
nghề truyền thống.
- NHNN cần đưa ra các chủ trương, quy định, văn bản pháp lý cụ thể đối với hoạt động cho vay làng nghề.
- NHNN cần có chính sách xử lý rủi ro đối với nợ cho vay có tài sản đảm
bảo nhưng không bán được.
- NHNN phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa ra quy trình chuẩn, thủ tục rút gọn để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ nhanh nhất cho các ngân hàng thương mại.
3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng
3.3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
Do đặc thù của kinh tế vùng làng nghề truyền thống, các chính sách pháp luật đưa ra phải phù hợp với đặc điểm của khu vực, đáp ứng các nhu cầu phát triển của làng nghề:
- Cần hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường kinh doanh cho làng nghề. Có các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề về thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Có chính sách thuế suất phù hợp với từng cơ sở kinh doanh tại làng nghề, tùy từng quy mô sản xuất mà đưa ra mức thuế suất phù hợp.
- Có các chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ ở làng nghề, để tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả cao.
3.3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan khác
- Thường xuyên giám sát, theo dõi, giúp đỡ các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tìm hiểu về những khó khăn, vướng mắc của người dân trong hoạt động kinh doanh; từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị lên cơ quan cấp cao để đưa ra các định hướng phát triển đúng.
hợp, vừa tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, góp phần đẩy mạnh kinh tế làng nghề; mặt khác tạo ra chế độ hạch toán kinh tế đúng đắn.
- Nâng cao cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi, giúp hàng hóa luân chuyển nhanh, dễ dàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 đã nêu ra định hướng hoạt động kinh doanh, các mục tiêu cụ thể của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Agribank Đông Anh nói riêng trong những năm tới. Qua đó, chương 3 cũng nêu ra những cơ hội, thách thức của Agribank trong quá trình nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng làng nghề như: Hoàn thiện chính sách cho vay làng nghề, nâng cao thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên... Thông qua những đề xuất về giải pháp, ta kiến nghị lên Ngân Hàng Nhà nước, chính phù và các cơ quan chức năng để đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng đối với khu vực làng nghề.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, việc nâng cao chất
lượng cho vay luôn đóng vai trò quan trọng, nó làm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, là điều kiện tất yếu để các ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường mở. Vì thế mỗi ngân hàng thương mại luôn đặt việc nâng cao chất lượng cho vay lên
hàng đầu. Và đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam nói chung hay đối với Agribank chi nhánh Đông Anh nói riêng thì đây cũng là một trong những mục quan trọng mà chi nhán h luôn lỗ lực thực hiện. Vì
vậy, với số lượng lớn khách hàng của chi nhánh đến từ các làng nghề thì việc nâng cao chất lượng cho vay với làng nghề là rất cần thiết.
Trong những năm qua, Agribank Đông Anh đã có nhiều biện pháp, nỗ lực
trong quá trình hoạt động nhằm quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững,
tăng trưởng phải đi liền với an toàn để hạn chế rủi ro, nâng cao lợi nhuận cho ngân
hàng. Bên cạnh những cơ hội, một số thách thức đặt ra cho Agribank Đông Anh
trong những năm tới trong công tác cho vay; do đó chi nhánh luôn chủ động
tìm ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của toàn chi nhánh nói chung và
cho vay làng nghề Vân Hà nói riêng. Các biện pháp chi nhánh đã thực hiên như:
nỗ lực thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu đã phát sinh từ trước; đưa ra các quy
trình cho vay cụ thể cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệm vụ của đội
ngũ cán bộ. Tuy nhiên, song song với những biện pháp đã làm chi nhánh cũng tồn
tại nhiều vướng mắc trong việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay đối với khu
vực làng nghề và đó cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
Trong bài nghiên cứu của mình, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân, khả năng có thể dẫn đến rủi ro cho vay làng nghề em đã đưa ra được một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng cho vay làng nghề của chi nhánh trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảng cân đối kế toán của Agribank Đông Anh giai đoạn 2017 - 2019. 2. Báo cáo huy động vốn của của Agribank Đông Anh giai đoạn 2017 - 2019 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh giai đoạn 2017 - 2019.
4. Đào Thị Hàng (2016), Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay làng
nghề Phong Khê tại Ngân Hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ.
5. Federic.S.Miskin (1997), Tiền tê, ngân hàng và thị trường tài chính
6. Hồ Liệu, Lê Thẩm Duơng, Phạm Phú Quốc, Bùi Diệu Anh, Giáo trình tín
dụng ngân hàng, NXB Thông Kê .
7. Luật các tổ chức tín dụng 2018
8. Luật các Tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12, ngày 16/06/2010
9. NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hung (2016), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Lao động - Xã hội.
10. Nguyễn Thị Huyền (2005),Giải pháp mở rộng cho vay phát triển làng
nghề tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây, Luận
văn thạc sĩ
11. Tiến sĩlNguyễn Xuân Trình, tiến sĩ Võ Trí Thành và tiến sĩ Lê Xuân Sang,
Thị trường tài chính Việt Nam cải cách, phát triển tầm nhìn đến năm 2020.
12. Tô Kim Ngọc (2005), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê.
13. Tô Ngọc Hung (2004), Giáo trình Ngân hàng thuơng mại, NXB Thống kê. 14. Theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của NHNN
15. Thông tu 19/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
16. Thông tu 22/2019/TT-NHNN ngày 25 tháng 11 năm 2019 của NHNN 17. Thông tu số 19/2010/TT- NHNN ngày 27/09/2010