Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Đông Anh

Một phần của tài liệu 0880 nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 37)

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚ

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Đông Anh

- Thứ nhất, thực hiện chọn lọc tốt khách hàng trước khi đồng ý cấp tín dụng, điều này sẽ giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro không mong muốn có thể xảy ra trong tương lai. Phân tích đúng thực trạng khách hàng trước khi cấp tín dụng gồm những bước sau: khách hàng có đầy đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự không? Năng lực tài chính của khách hàng như thế nào? Khách hàng có thiện chí trả nợ cho ngân hàng hay không? Mô hình kinh doanh của khách hàng có hiệu quả không? Uy tín của khách hàng đối với các bạn hàng như thế nào? Đối với khách hàng là pháp nhân phải xem xét tư cách

pháp nhân và năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định của pháp luật, khách hàng phải có năng lực quản lý và điều hành công việc sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng với quy luật cung cầu, thị hiếu và sự thay đổi của thị truờng để có thể tồn tại và đứng vững trên thị truờng, uy tín của khách hàng vay vốn. Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và triển vọng của khách hàng: Bằng mô hình SWOT phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng nhu thách thức đối với khách hàng trên các mặt: thị trường, sản phẩm, kênh phân phối, tiêu thụ để đưa ra nhận định cuối cùng về thị trường tiêu thụ sản phẩm, để đưa ra nhận định cuối cùng về triển vọng phát triển của nghành mà khách hàng đang sản xuất kinh doanh...

Phân tích kỹ năng lực tài chính của khách hàng để đưa ra nhận định liệu khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định hay không, có thể đứng vững trên thị trường và khả năng trả các khoản nợ đến hạn trong tương lai không. Quá trình phân tích tình hình tài chính không chỉ dựa trên các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính khách hàng cung cấp mà còn phải dựa trên hệ thống tra cứu tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước, báo cáo thuế của cơ quan thuế.

- Thứ hai, chấp hành nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ theo các thông tư, nghị định Chính phủ ban hành, các văn bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra và quy chế, quy trình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam để thực hiện đúng đắn các khâu trong quá trình cấp tín dụng kể từ khi tiếp cận với khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định cho vay và phê duyệt cho vay đến khi cho vay, quản lý khoản vay của khách hàng và nhắc nhở khách hàng trả nợ và xử lý nợ.

- Thứ ba, đánh giá hợp lý tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo tiền vay được coi là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng khi xét duyệt cho vay, vì vậy khi nhận một tài sản làm biện pháp bảo đảm cho một khoản vay cần quan tâm đến các vấn đề: Tài sản đó có tranh chấp hay không và chủ tài sản có quyền sở

hữu hợp pháp không? có được pháp luật cho phép chuyển nhượng không? khả năng phát mại của tài sản đó như thế nào?

- Thứ tư, Thường xuyên phân loại, đánh giá khách hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra là kết quả của một chu trình kể từ khi tiếp nhận khách hàng, thẩm định, đến khi quyết định cho vay và giải ngân, vì vậy để hạn chế và phòng ngừa rủi ro phát sinh, Agribank Đông Anh cần phải thường xuyên phân tích, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, rà soát phân loại khách hàng để có chế tài, biện pháp ứng phó kịp thời.

- Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay để nắm rõ tình hình sử dụng vốn của khách hàng, dòng tiền của khách hàng sử dụng có đúng mục đích hay không? Thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng để hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình cho vay và có biện pháp ứng phó kịp thời với những rủi ro đó.

- Thứ sáu, xây dựng chiến lược Marketting phù hợp nhằm xây dựng hình ảnh của ngân hàng trong dân chúng, nâng cao vị thế cạnh tranh. Mặt khác, chiến lược marketing đúng đắn giúp ngân hàng mở rộng thị phần cho vay, giúp khách hàng biết rõ hơn các sản phẩm của ngân hàng, giúp quá trình cấp tín dụng phù hợp và đúng với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đề cập đến những lý luận cơ bản về tín dụng nói chung và tín dụng Ngân Hàng nói riêng; bản chất của tín dụng ngân hàng; vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực làng nghề.Đồng thời, chương cũng nêu lên những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Từ những kinh nghiệm cho vay làng nghề của các ngân hàng thương mại, đã rút ra được bài học cho Agribank Đông Anh hiện nay.Đó chính là cơ sở lý luận để đưa ra phương thức nghiên cứu thực trạng chất lượng CVLN và giải pháp để nâng cao chất lượng đối với khu vực làng nghề của Agribank Đông Anh sẽ được nghiên cứu cụ thể ở Chương 2.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU Vực LÀNG NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VÊ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH.

Một phần của tài liệu 0880 nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực làng nghề tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w