ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN KHÁNH

Một phần của tài liệu 0506 Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Yên Khánh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 51 - 53)

Một số nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Huyện Yên Khánh là một huyện phía Đông Nam của Tỉnh Ninh Bình. Phía Tây Bắc giáp với thành phố Ninh Bình, phía Tây giáp 02 Huyện Hoa Lư và Yên Mô, phía Nam giáp Huyện Kim Sơn, các phần từ phía Bắc đến phía Đông giáp với Tỉnh Nam Định qua sông Đáy.

Yên Khánh bao gồm 18 xã và 1 thị trấn. Diện tích 138 km2

với tổng số hộ trên địa bàn là 39.685 hộ, trong đó hộ nghèo là 3.663 hộ. Tổng dân số trong toàn huyện 143.113 người, mật độ dân số 1.038 người/km2. Tổng số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Khánh 280 doanh nghiệp đa số là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Và tổng số lao động trên địa bàn là 60.113 lao động (Trong đó: Lao động nông nghiệp : 36.234; Lao động công nghiệp: 1.551; Lao động tiểu thủ công nghiệp: 17.750; Lao động thương mại, dịch vụ : 2.389; Lao động làm nghề khác: 910; Lao động thiếu việc làm : 1.279).

Địa hình của Huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều. Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc với tổng chiều dài 37,3km. Dòng sông Vạc chảy qua 07 xã phía Tây với chiều dài 14,6km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.

Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ. Tuy vậy, thời tiết vẫn chia thành 02 mùa rõ rệt. Mùa hạ nắng nóng,

39

có ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió mùa Đông Bắc, có sương muối nhưng không nhiều như các huyện phía Bắc của tỉnh. Yên Khánh là huyện đồng bằng được phù sa bồi đắp của sông Đáy nằm ở phía đông, nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp. Yên Khánh cũng là một huyện có tài nguyên nhân lực lao động dồi dào, nhưng phần lớn vẫn phải làm việc tại các nơi khác.

Ngành nghề sản xuất chính chủ yếu là dịch vụ, thủ công mỹ nghệ, kinh doanh chế biến hàng nông sản, sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm)

Từ năm 2007, Huyện Yên Khánh phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp nằm ở các xã Khánh Phú, Khánh An để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thị trấn Yên Ninh nằm trên quốc lộ 10, nối Thành phố Ninh Bình và Huyện Kim Sơn. Yên Khánh nằm cạnh Khu Công nghiệp Ninh Phúc và Cảng Ninh Phúc, Khu Công nghiệp Khánh Phú, Khánh Cư, nên rất thuận lợi giao lưu kinh tế nội tỉnh.

Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội nêu trên đã có những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh, cụ thể là:

- Thuận lợi:

Yên Khánh là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào, có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế toàn diện. Do vậy, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đa dạng, đây là điều kiện rất thuận tiện cho hoạt động kinh doanh Tín dụng Ngân hàng.

Huyện Yên Khánh có nhiều làng nghề truyền thống, thu hút hàng ngàn lao động như nghề chiếu cói, thêu ren xuất khẩu, hàng mỹ nghệ làm bằng tre nứa ... Đây là thị trường có khả năng phát triển tốt, thuận tiện cho việc đầu tư Tín dụng của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn.

40

Trong những năm gần đây do có sự quan tâm đầu tư lớn của Tỉnh Ninh Bình, nên tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Huyện Yên Khánh đang có nhưng bước tiến bộ vượt bậc, tạo điều kiện tốt cho hoạt động Ngân hàng phát triển.

- Khó khăn:

Huyện Yên Khánh là một huyện nhỏ, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Sản xuất còn mang nặng tính tự phát. Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ bé, chiếm tỷ trọng thấp, công nghệ lạc hậu sản phẩm sản xuất ra có khối lượng và giá trị nhỏ, chưa có ngành sản xuất ra sản phẩm mũi nhọn. Thị trường tiêu thụ còn hẹp, chủ yếu tiêu thụ nội địa với sức cạnh tranh kém, sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ.

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có khả năng tài chính và khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, nhiều doanh nghiệp hoạt động mang tính cầm chừng.

Các Khu Công nghiệp trên địa bàn còn mới mẻ, hiện mới đang đi vào hoạt động nên các Doanh nghiệp thực chất đi vào hoạt động chưa có hiệu quả.

Địa bàn hành chính của Huyện Yên Khánh nhỏ hẹp song có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động nên sự cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Trong khi đó sức cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp còn hạn chế.

Những đặc điểm nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động Tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh.

Một phần của tài liệu 0506 Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Yên Khánh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w