Quá trình phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu 0506 Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Yên Khánh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 53 - 65)

NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN YÊN KHÁNH

2.2.1 Quá trình phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh

41

huyện Yên Khánh tiền thân là được tách ra từ NHNo & PTNT Huyện Kim Sơn và được thành lập năm 1994, là Chi nhánh Ngân hàng cấp II trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Ninh Bình. Quá trình xây dựng và phát triển mặc dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế nói chung và kinh tế huyện Yên Khánh nói riêng. Nhưng bằng sự quyết tâm và phấn đấu nỗ lực của mình chi nhánh đã thực sự vươn lên thành một Chi nhánh mạnh của NHNo & PTNT Tỉnh Ninh Bình, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển thực hiện thắng lợi nhưng mục tiêu kinh tế đề ra, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế và đời sống.

Là một Chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Tỉnh Ninh Bình, hệ thống tổ chức của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh gồm 03 Phòng nghiệp vụ chính, 04 Phòng Giao dịch trực thuộc. Với tổng số 48 cán bộ công nhân viên (42 cán bộ trong biên chế, 8 cán bộ hợp đồng ngắn hạn) mạng lưới hoạt động của chi nhánh tập trung huy động vốn và cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng tại địa bàn cũng như dân cư tại khu vực 18 xã và 01 thị trấn.

Trụ sở chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh được đặt tại khu vực đông dân cư, trung tâm kinh tế năng động là điều kiện để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyển dụng, sắp xếp cán bộ; chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao. Bên cạnh các cán bộ trẻ được đào tạo chính qui và tuyển chọn kỹ lưỡng còn có các anh chị thuộc thế hệ đi trước dày dạn kinh nghiệm nghiệp vụ.

42

2.2.2 Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ

Sơ đồ 2.1 Mô hình bộ máy tổ chức của chi nhánh huyện Yên Khánh

* Ban giám đốc: Gồm 03 người, 01 Giám đốc phụ trách điều hành chung, 01 Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách Công tác Kinh doanh, 01 Phó Giám đốc phụ trách trực tiếp Công tác Kế toán - Ngân quỹ.

* Phòng kinh doanh: Gồm 01 Trưởng Phòng phụ trách chung, 01 Phó

phòng phụ trách công tác báo cáo, thống kê, kế hoạch, 01 Phó phòng phụ trách

công tác kiểm soát, thẩm định và 19 cán bộ được phân công bố trí phụ trách địa

bàn các xã (thị trấn). Đây là phòng mũi nhọn, tập trung những hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng, quyết định phần lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh.

* Phòng Kế toán - Ngân quĩ: Gồm 01 Trưởng phòng phụ trách chung, 01 Phó phòng phụ trách công tác tiết kiệm nguồn vốn, 01 phó phòng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm 2013 So sánh 2013/2012 (+;-) (%) (+;-) (%) 43

phụ trách công tác tin học điện toán, 01 kế toán viên thực hiện nhiệm vụ kiểm

tra giám sát nội bộ và 16 thanh toán viên kế toán được bố trí thực hiện các công việc có liên quan đến thanh toán qua ngân và thực hiện thanh toán nội bộ, thực hiện thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ. Đảm nhận nhiệm vụ thu chi tiền mặt, kho quỹ đáp ứng đầy đủ lượng tiền mặt phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

* Phòng Hành chính - Tổ chức cán bộ: Gồm 05 người, 01 Trưởng phòng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc, thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tuyển dụng, đề bạt nâng lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên... Số còn lại đảm nhiệm các công việc liên quan đến công tác hành chính.

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh

2.2.3.1 Tình hình huy động vốn

Xác định rõ chức năng Ngân hàng thương mại là: “Đi vay để cho vay", do đó không thể trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của mình. Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn, cả về hình thức lãi suất huy động. Kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn với huy động ngoài địa bàn. Sử dụng các hình thức huy động vốn: Tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu, tiền gửi kho bạc, tiền gửi các tổ chức kinh tế., với thời hạn và mức lãi suất khác nhau. Vận động khách hàng mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng,...vừa qua NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh đã áp dụng hình thức tiết kiệm bậc thang với cách tính lãi linh hoạt được khách hàng nhiệt tình hưởng ứng.

Vốn đầu tư cho tín dụng được huy động từ 02 nguồn: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài. Cụ thể như sau:

44

Bảng 2.1 Tình hình nguồn vốn huy động

Tổng nguồn vốn

Huy động 415.553 436.432 9 20.87 5,02 520.829 784.39 4 19,3

Trong đó:

1. Nguồn vốn huy

động nội tệ 640178 422.795 9 21.00 5,23 506.539 483.74 1 19,8

a) Tiền gửi kho

bạc 137.643 33.76 0 - 103.883 - 75,47 82.39 6 48.63 6 144,06 b)Tiền gửi các tổ chức tín dụng 2 0 21 2 19 2 960 533 321 151 c) Tiền gửi tiết

kiệm dân cư 245.327 388.823 6143.49

58,4 9 423.610 34.78 7 8,9 5

+ Tiền gửi tiết

kiệm không kỳ hạn 9520.9 3434.0 9 13.03 62,11 7726.7 7.257- -21,32

+ Tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn 243.128 354.789 1111.66 3 45,9 396.833 4442.0 5 11,8 2. Nguồn vốn huy động ngoại tệ 7 13.76 7 13.63 - 130 -0.95 0 14.29 650 7 4.7 + Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng 6 9.44 12.11 4 2.668 28,2 5 12.14 7 33 0,2 7 + Tiền gửi có kỳ hạn > = 12 tháng 1 4.32 3 1.52 2.798- -64,77 2.143 620 1 40,7

(Nguồn: Báo cáo NHNo Huyện Yên Khánh năm: 2011, 2012, 2013)

Tính đến ngày 31/12/2012 tổng nguồn vốn huy động là: 436.432 triệu đồng, tăng 20.879 triệu đồng, tỷ lệ tăng 5,02% so với năm 2011. Trong đó: Nguồn vốn huy động nội tệ năm 2012 là 422.795 triệu đồng, tăng 21.009 triệu đồng, tỷ lệ tăng 5,23%. Trong nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng lên có sự

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm2012 So sánh 2012/2011 Năm 2013 2013/2012So sánh (+;-) (%) (+;-) (%) 45

góp mặt đáng kể của tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi của dân cư cũng tăng lên đặc biệt tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng lên 111.661 triệu đồng, tỷ lệ tăng 45,93%. Việc tăng lên của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là rất tốt, nó là nguồn ổn định giúp ngân hàng có chiến lược hoạch định nguồn vốn dài hạn để cho vay. Nguồn vốn huy động ngoại tệ năm 2012 là 13.637 triệu đồng, giảm 130 triệu đồng, tỷ lệ giảm 0,95% so với năm 2011. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 2.668 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,25%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 2.798 triệu đồng, tỷ lệ tăng giảm 64,77%, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trên 12 tháng giảm chứng tỏ chi nhánh đang gặp khó khăn trong huy động vốn dài hạn.

Sang đến năm 2013, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2013 vẫn đạt 520.829 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 84.397 triệu đồng, tỷ lệ tăng 19,34%. Trong đó nguồn vốn huy động nội tệ là 506.539 triệu đồng, tăng 83.744 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 19,81 %, Trong sự tăng lên của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì sự tăng lên đáng kể phải nói đến là sự tăng lên của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng 42.044 triệu đồng, tỷ lệ tăng 11,85%.

Nhìn chung tình hình nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh năm sau cao hơn năm trước, đây là chiều hướng tốt nó không những tạo điều kiện cho NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng và khảng định khả năng tự chủ của mình mà còn góp phần phát huy được nguồn nội lực tiềm tàng của xã hội vào công cuộc phát triển kinh tế chung của đất nước, tránh tình trạng dư nguồn vốn dư thừa nằm trong dân.

2.2.3.2 Tình hình sử dụng vốn

Song song với việc huy động vốn thì vấn đề sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại cần phải được quan tâm đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Trong những năm

46

qua công tác tín dụng đã được xác định rõ phương hướng đầu tư có trọng điểm, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của ngành, NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh đã bám sát vào mục tiêu định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, của Huyện nhà, trong 03 năm qua vốn của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh cho vay đã góp phần tích cực phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của các thành phần kinh tế, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo cải thiện được bức tranh kinh tế của tỉnh nhà. Có thể thấy qua số liệu báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được kết quả khá nổi bật. Cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn

Tổng dư nợ 405.886 458.04 1 552.15 12,85 550.847 6 92.80 6 20,2 1. Ngắn hạn 342.898 385.75 8 042.86 12,50 449.596 8 63.83 5 16,5 2. Trung, dài hạn 62.98 8 72.28 3 9.295 14,76 101.251 28.96 8 40,0 8

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tong dư nợ 100 100 100

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn 84,48 84,23 81,62

Tỷ trọng dự nợ dài hạn 15,52 15,78 18,38

(Nguồn: Báo cáo NHNo Huyện Yên Khánh năm: 2011, 2012,2013)

Bảng 2.3 Tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn

Dư nợ cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ tăng trưởng khá

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm2013 2013/2012So sánh

Số dư Số dư (+;-) % Số dư (+;-) %

47

triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,85% so với năm 2011. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn năm 2012 là 385.758 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,23 %/tổng dư nợ, tăng 42.860 triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,85%, Dư nợ dài hạn năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 là 9.295 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,76 %, sự tăng lên của nguồn vốn huy động sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả.

Năm 2013, do cơ chế điều tiết của Chính phủ và Ngân hàng cấp trên trong việc kìm chế lạm phát, chính vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh. Mặc dù vậy, cho đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay đạt 550.847 triệu đồng, tăng 92.806 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,26% so với năm 2012. Trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 449.596 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 81,62%/tổng dư nợ, tăng 63,838 triệu đồng, tốc độ tăng 16,55%. Dư nợ trung, dài hạn là 101.251 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,38%/tổng dư nợ, tăng 28.968 triệu đồng, tỷ lệ tăng 40,08% so với năm 2012. Như vậy dư nợ năm 2013 tăng lên so năm 2012 chủ yếu là sự tăng lên của Nợ ngắn hạn, tuy nhiên Nợ trung và dài hạn cũng tăng lên.

2.2.3.3. Kết quả kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh trong những năm qua đã quán triệt tinh thần của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT tỉnh Ninh Bình, phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn với sự nỗ lực vươn lên, phấn đấu đạt được những kết quả khả quan, đã tích cực huy động nguồn vốn trên địa bàn ngày một tăng, đầu tư tín dụng tiếp tục được mở rộng và tăng trưởng ở mọi thành phần kinh tế đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho các đối tượng khách hàng, cho yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn, đã làm tốt công tác kinh doanh tiền tệ đảm bảo an toàn, hiệu quả thực hiện dân chủ, công khai trong công tác chỉ đạo điều hành, từng bước đưa hoạt động của chi nhánh

48

vào kỷ cương nề nếp. Với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh, đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Số liệu cụ thể được phản ánh theo biểu sau:

Bảng 2.4 Kết quả Thu nhập và chi phí

1 Tổng thunhập 585.39 681.27 -4.119 -4,82 77.467 -3.809 -4,69 2 Tổng chi phí 74.65 4 62.28 0 -12.374 -16,57 57.716 -4.564 -7,33 Lợi nhuận 10.74 1 618.99 8.257 76,87 20.661 1.665 8,77

(Nguồn: Báo cáo NHNo Huyện Yên Khánh năm 2011, 2012, 2013)

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy thu nhập chung cả chi nhánh giảm qua các năm, đồng thời với nó là chi phí cũng giảm, tỷ lệ giảm của thu nhập thấp hơn tỷ lệ giảm của chi phí nên lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng qua các năm. Cụ thể:

Năm 2012, tổng thu nhập đạt 81.276 triệu đồng, giảm 4.119 triệu đồng, tỷ

lệ giảm 4,82% so với năm 2011 và tổng chi phí năm là 62,280 triệu đồng, giảm 12.374 triệu đồng, tỷ lệ giảm 16,57% so năm 2011. Tốc độ giảm của chi phí lớn hơn tốc độ giảm của thu nhập nên chi nhánh năm 2012 lợi nhuận cao hơn năm trước 8.257 triệu đồng, tỷ lệ tăng 76,87%.

Năm 2013, tổng thu nhập giảm xuống còn 77.467 triệu đồng, giảm 3.809 triệu đồng, tỷ lệ giảm 4,69% so năm 2012. Đồng thời tổng chi phí cũng giảm 4.564 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7,33% so với năm 2012. Tốc độ giảm của chi phí nhanh hơn tốc độ giảm của thu nhập nên tổng lợi nhuận cả năm 2013 đạt 20.661 triệu đồng, tăng 1.665 triệu, tỷ lệ tăng 8,77% so năm 2012.

49

Mặc dù doanh số cho vay, dư nợ tín dụng của chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng thu nhập hoạt động tín dụng của chi nhánh năm sau lại giảm so năm trước vì trong năm 2012 có sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng nhà nước, cụ thể mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong năm 2013. Đồng thời lãi suất huy động cũng giảm từ mức trần lãi suất huy động năm 2011 là 14%/năm đến năm 2013 xuống còn 7%/năm. Tuy thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm, nhưng chi phí hoạt động tín dụng cũng giảm, vì vậy các năm chi nhánh vẫn có lãi, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, trong đó lợi nhuận doanh nghiệp của năm sau cũng cao hơn năm trước.

Một phần của tài liệu 0506 Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Yên Khánh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w