3.3.1 Kiến nghị với chính phủ
Nhà nước cần ban hành những chính sách cụ thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhất là chính sách tín dụng.
Từ thực trạng khó tiếp cận với những nguồn vốn ưu đãi từ chính phủ cho doanh nghiệp, nhà nước cần có nhưng biện pháp hữu hiệu cụ thể hơn như vốn vay, điều kiện vay, lãi suất đồng thời giúp doanh nghiệp đủ điều kiện có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.
Nhà nước điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu, hạn chế tối đa những mặt hàng trong nước sản xuất được mục đích bảo vệ doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho DN vay vốn.
Nhà nước cần cụ thể hóa chủ trương phát triển doanh nghiệp bằng các chính sách hỗ trợ cụ thể về tài chính, ngân hàng, thuế, lao động ... đi kèm với sự cụ thể, đồng bộ kịp thời của các văn bản hướng dẫn.
Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tình trạng quản lý quá chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước khi thành lập các doanh nghiệp nhưng lại buông lỏng khi họ đi vào hoạt động đã tạo nhiều kẽ hở dẫn tới vi phạm pháp luật. Để giải quyết tình trạng này nhà nước cần có những chính sách phù hợp để vừa có tính chất hỗ trợ vừa có chất quản lý doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Nhà nước cần nghiên cứu đưa ra các chế độ kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và phù hợp với Luật kế toán hiện hành. Tổng cục thuế cần áp dụng biện pháp phạt nặng đối với các doanh nghiệp không khai báo
97
chung thực báo cáo tài chính, có biểu hiện buôn bán hóa đơn, trốn thuế,.. .Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức kiểm toán tư nhân ra đời và phát triển.
Nhà nước cần xác lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng.
+ Triển khai tốt thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, dưa các thông tin giao dịch lên mạng để các ngân hàng có thể truy cập dễ dàng và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho dân.
+ Các cấp các ngành cần nhanh chóng hoàn thiện quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân, tổ chức để tạo điều kiện cho việc thế chấp ngân hàng diễn ra nhanh chóng thuận tiện. Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra rất chậm. Do vậy, để nhanh chóng trong quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, nhà nước cần có những biện pháp khắc phục tháo gỡ về thủ tục hành chính, nâng cao trình độ cán bộ.
Đề nghị nhà nước chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định cho vay, hoàn thiện thủ tục xin vay, xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng.
+ Chính quyền xã phường và công chứng nhà nước cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những xác nhận của mình
+ Cơ quan chức năng như toàn án, Viện kiểm soát, Công an, Cơ quan thi hành án, Thanh tra nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc thu hồi nợ nhất là đối với khách hàng trây ì, lừa đảo.
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng.
Ngân hàng nhà nước cần có các quy định chế tài đối với các tổ chức tín dụng về viêc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Ngoài ra trung tâm này cũng cần củng cố nâng cao hơn nữa
98
đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa cao tất cả các công đoạn để đẩy mạnh thu thập, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng kịp thời nhu cầu vấn tin của các Tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, Trung tâm cần đi sâu vào công tác phát triển sản phẩm, đánh giá, dự báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm thông tin tín dụng.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại và xây dựng chế tài xử phạt hợp lý
Hoạt động thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng đối với các ngân hàng thương mại và TCTD khác cần được thực hiện thường xuyên hơn nưa. Trong đó, cần đặc biệt kiểm tra kỹ danh mục cho vay của các NHTM để hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng và nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra, đổi mới phương pháp kiểm tra.
Hiện nay, hầu hết các NHTM chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngân hàng nhà nước, vì vậy NHNN cần xây dựng một chế tài xử phạt nghiêm để hoạt động tín dụng đi vào khuôn khổ, hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Hoàn thiện cơ chế chính sách hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy khi NHNN ban hành các quy định chính sách hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện cần phải đầy đủ rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận tiện như: Rà soát các văn bản pháp luật, về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản. Quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản, như quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, ban ngành, tổ chức liên quan.
NHNN trên địa bàn cần nắm vững phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh nhà , quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của tỉnh nhà , quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh, những
99
ngành kinh tế mũi nhọn để tư vấn cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn để đầu tư cho các dự án định hướng phát huy được hiệu quả vốn tín dụng và đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại chỗ cũng như giám sát từ xa đối với hoạt động của các TCTD trên địa bàn nhằm ngăn chặn CBTD thực hiện sai các văn bản chế độ cũng như quy trình nghiệp vụ cho vay.. .góp phần phát triển hoạt động của ngành ngân hàng trong hệ thống.
3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương
Trong những năm tới, tỉnh Ninh Bình phải xây dựng các vùng kinh tế phát triển cây con làm tiền đề cho giai đoạn đầu tư tiếp theo, vì không có quy hoạch thì không thể đầu tư có hiệu quả. Nhiều địa phương khi nói đến vốn thì thiếu nhiều nhưng yêu cầu tính nhu cầu vốn cụ thể và phương án hay dự án vay vốn thì lại không xác định được. Tỉnh có thể xây dựng các vùng trồng lúa xuất khẩu tập trung; vùng trồng cây công nghiệp; vùng trồng cây ăn quả; vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, lợn hướng nạc, bò sữa, chế biến nông sản... Xây dựng hệ thống khép kín khâu nguyên liệu, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng nông thôn, trước mắt xây dựng các công trình thuỷ nông phục vụ tưới tiêu cho cây trồng, cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp. Đây là vấn đề cần thiết đảm bảo xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi. Chính vậy tỉnh cần có những hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.. theo định hướng của tỉnh.
Trên cơ sở các quy hoạch kinh tế theo vùng, ngành nghề, cây con, tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng các dự án khả thi để giúp NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh tiếp cận và thẩm định để mở rộng cho vay theo dự án phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
Đối với khu vực Hợp tác xã, tỉnh có chủ trương củng cố các Hợp tác xã, tạo điều kiện cho NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh mở
100
rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn như kiên cố hoá kênh mương, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nội đồng, điện, đường, trường, trạm theo đúng luật.
3.3.4. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam
NHNo & PTNT cần nghiên cứu, tổng kết và cải tiến cho phù hợp hơn về cơ chế cho vay qua tổ, nhóm, cơ chế giải ngân, thu nợ, mô hình tổ chức cho vay lưu động, xác định rõ hình thức cho vay trang trại để nhân rộng các mô hình có hiệu quả, tạo thành hành lang pháp lý rõ rằng, chặt chẽ, thuận lợi cho mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp.
NHNo & PTNT nên trao quyền tự chủ ở mức cao hơn nữa cho các chi nhánh NHNo tỉnh trong việc quyết định cơ cấu kỳ hạn nợ, các sản phẩm tiết kiệm và tín dụng mới.
Kết luận chương 3
Trong các năm qua NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Từ một số vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động tín dụng ở chương 1 và khảo sát tình hình thực tế hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại NHNo& PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh ở chương 2 luận văn đã làm sang tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong 3 năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên còn một số tồn tại và khó khăn, vì thế luận văn có 09 giải pháp và các kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.
101
KẾT LUẬN
Vai trò và tầm quan trọng của DN đang ngày càng được khảng định và trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Các DN tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động. Ngoài ra, các DN còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nỗ lực phân bổ các ngành công nghiệp đến nhiều vùng dân cư khác nhau, tạo ra sự phát triển đồng đều hơn giữa các vùng, khu vực trong phạm vi toàn Tỉnh.
Hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp hiện nay không những là một kênh sử dụng vốn quan trọng của ngân hàng thương mại nói chung mà góp phần tích cực vào tăng thu nhập cho ngân hàng thương mại.
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp tín dụng doanh nghiệp tại NNHo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh” đã đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hiệu hiệu quả hoạt động tín dụng đối với NHTN tại chương 1, khảo sát thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh để rút ra những kết quả đạt được và tồn tại nguyên nhân ở chương 2, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và kiến nghị giúp NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong chương 3. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực phức tạp mà bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế còn có những hạn chế về nhận thức và thời gian. Do vậy, những nội dung thể hiện trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo cùng các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn!
102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGND-PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, 2014, Tín dụng ngân hàng, NXB Lao động - Xã hội;
2. NGND-PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, 2009, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
3. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2013, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
4. PGS.TS. Tô Kim Ngọc, 2012, Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Dân trí
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên, 2011, Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
6. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của ngân hàng nhà nước Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010, Luật các tổ chức tín dụng
8. Chính phủ, 2010, Nghị định sổ 41/2010/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp Nông thôn
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2001, Quyết định sổ 1267/2001/QĐ- NHNN của thổng đổc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đổi với khách hàng.
10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của thổng đổc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 22/4/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
103
11.Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2007, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định sô 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 12.Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN của
thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/01/2013 phân loại tài sản có mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
13. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh, Báo cáo tổng kết kinh doanh các năm(2011-2013)