Quy trình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu 0506 Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Yên Khánh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 65 - 68)

nghiệp và Phát triển Nông Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh

- về các sản phẩm cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Yên Khánh luôn bán sát chủ chương chính sách pháp luật của nhà nước, hướng dẫn của NHNN về cho vay quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và 2 quyết định bổ sung là: Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong 127/2005/QĐ-NHNN. Và các hướng dẫn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về chính sách cho vay đối với doanh nghiệp, hiện tại chi nhánh đang cho vay theo hướng dẫn số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/8/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên về việc hướng dẫn cho vay khách hàng doanh nghiệp.

50

Chi nhánh huyện Yên Khánh có đầy đủ các hình thức cho vay tín dụng của NHNo& PTNT Việt Nam tuy nhiên do điều kiện thực tế doanh nghiệp trên địa nên các hình thức tín dụng chính được áp dụng tại chi nhánh là: Cho vay từng lần; cho vay hạn mức tín dụng; Cho vay theo dự án đầu tư; Cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP. Ngân hàng chưa áp dụng hình thức L/C (letter credit - tín dụng thư) cho các doanh nghiệp trên địa bàn nguyên nhân xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp quan hệ tín dụng tại chi nhánh đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ít có quan hệ thương mại quốc tế.

- về quy trình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh trực thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nên cũng có quy trình chung về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong từng bước của quy trình việc áp dụng cho vay doanh nghiệp đặt ra yêu cầu riêng để phủ hợp với đặc điểm, tính chất của đối tượng khách hàng này. Các bước cơ bản của quy trình tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh về cơ bản bao gồm các bước sau tuy nhiên có một số sự điều chỉnh hợp lý tình hình thực tế tại chi nhánh:

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, Cán bộ tín dụng tiếp xúc và hướng dẫn DN lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ tín dụng do khách hàng lập và cung cấp cho NH thường bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay, hồ sơ phương án vay vốn, và các hồ sơ khác liên quan. Đối với DN vay vốn tại chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, không có phương án kinh doanh cụ thể theo đúng yêu cầu của ngân hàng hoặc thiếu các văn bản pháp lý sử dụng cho mục đích vay vốn. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cho cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng thu thập đủ hồ sơ tín dụng một cách dễ hiểu, chuyên nghiệp và hiệu quả.

51

Bước 2: Thẩm định khách hàng

Sau khi nhận đủ các hồ sơ cần thiết, cán bộ tín dụng tại ngân hàng tiến hàng thẩm định toàn bộ những nội dung theo các bộ phận cấu thành nên hồ sơ tín dụng nhằm phân tích một cách toàn diện nhất, chính xác nhất về khách hàng để ra quyết định cho bước tiếp theo. Đối với việc thẩm định các DN, ngoài cách thức thẩm định tài sản đảm bảo và phương án kinh doanh theo hướng dẫn của quy định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng phải phân tích về năng lực pháp lý, năng lực quản lý và tình hình tài chính doanh nghiệp.

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, ra quyết định cho vay hay từ chối

Trên cơ sở kết quả đã thẩm định, cán bộ tiến dụng lập biên bản thẩm định trình trưởng phòng tín dụng trong biên bản đó có đề xuất ý kiến của cán bộ tín dụng về đồng ý hay từ chối khoản vay, sau đó chuyển lên giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền xét duyệt. Nếu vượt phạm vi thẩm quyền phán quyết của người lãnh đạo trực tiếp, hồ sơ vay vốn và tờ trình sẽ được đưa lên trình lãnh đạo cấp cao hơn, Đối với DN vay vốn tại NHNo&PTNT Yên khánh chủ yếu quyền phán quyết cuối cùng thuộc giám đốc chi nhánh hoặc người được giám đốc chi nhánh ủy quyền.

Quyền phán quyết tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHNo& PTNT Việt Nam - Chi nhánh đến thời điểm hiện tại giám đốc chi nhánh có quyền quyết định là 30 tỷ, dựa trên các văn bản số 31; 32; 34/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014.

Bước 4. Lập và ký kết hợp đồng

Sau khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh chuẩn bị hợp đồng tín dụng trên cơ sở đàm phản thỏa thuận với khách hàng, sau đó trình lãnh đạo ký, bao gồm: Hồ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm 2013 So sánh 2013/2012 (+;-) (%) (+;-) (%) 52

sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hợp đồng tín dụng, báo cáo thẩm định kế ước nhận nợ, hợp đồng cầm cố thế chấp cùng các văn bản liên quan đến tài sản bảo đảm khác. Sau khi khách hàng và ngân hàng ký kết các hợp đồng, văn bản liên quan, đồng thời khách hàng hoàn thành thủ tục tài sản đảm bảo cần thiết, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản vay.

Bước 5: Giải ngân

Hiện nay, tại NHNo&PTNT Yên Khánh, quy trình giải ngân đối với khách hàng DN đúng theo quy định của NHNo& PTNT Việt Nam đề ra, tùy vào các khoản vay mà phương pháp giải ngân được áp dụng linh hoạt, nhanh chóng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu vốn hiện kịp thời cho DN, hồ sơ vay vốn sau khi ký kết hợp đồng được hoàn thiện và giải ngân nhanh chóng, phân giao quyền hạn và trách nhiệm công việc rõ ràng cho từng bộ phận liên quan giúp khách hàng được giải ngân thuận lợi nhất.

Bước 6: Quản lý, giám sát cho vay và thu hồi vốn vay

Để đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, ngân hàng phải tiến hành kiểm soát sau khi cho vay vốn. Cũng như các DN cần cung cấp hồ sơ tài chính, các hợp đồng kinh tế thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của DN cho chi nhánh. Đồng thời, bản thân cán bộ tín

dụng luôn phải liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với DN để mắm bắt được thực trạng của họ, những bất thường xảy ra để chủ động trong mọi tình huống.

Bước 7: Tất toán, thanh lý hợp đồng

Đến ngày đáo hạn của khoản vay, sau khi thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, Chi nhánh sẽ thanh lý hợp đồng tín dụng, tất toán khế ước, lưu hồ sơ theo quy định. Đồng thời, chi nhánh cũng đưa ra quyết định về việc mở rộng, duy trì hay hạn chế giao dịch với đối tượng khách hàng đó trong tương lai.

53

Một phần của tài liệu 0506 Giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Huyện Yên Khánh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w