Cơ cấu vốn huy động

Một phần của tài liệu 0514 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 52 - 59)

Để phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi của dân cư và tổ chức tại BIDV Quang Trung có thể xem xét cơ cấu vốn huy động theo các cách phân loại sau: theo hình thức huy động, theo đối tượng khách hàng, theo kỳ hạn và theo loại tiền huy động.

- Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động

Theo hình thức huy động, nguồn vốn huy động của ngân hàng được chia thành: tiền gửi của doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức khác, vay NHNN, vay tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá, và các nguồn khác (vốn ủy thác, nhận vốn cho vay đồng tài trợ...).

Bảng 2. 4 Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động 2013-2016

Chỉ tiêu 2013 2014 2016 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng nguồn vốn HĐ 9,889 100% 10,876 100 12,885 100 16,221 100 HĐ từ khách hàng tổ chức 2,496 25% 2,730 12 % 3,323 26% 3,772 23% HĐ từ khách hàng cá nhân 7,393 75% 8,146 82% 9,562 74% 12,43 9 77%

(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn BIDV Quang Trung 2013-2016)

Qua bảng trên cho thấy vốn huy động của Chi nhánh có quy mô và tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi tiết kiệm. Với định hướng là chi nhánh bán lẻ trong hệ thống BIDV, tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và đi cùng là xu hướng sự tăng lên tỷ trọng tiền gửi cá nhân. Trong những năm qua tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh không ngừng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động. Năm 2013, tiền gửi doanh nghiệp đạt 4,605 tỷ đồng và chiếm 46,57% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2014 giữ đà tăng trưởng đạt 4,915 tuy nhiên do tiền gửi có kỳ hạn tăng đột biết làm cho tổng vốn huy động tăng cao nên tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm 45,19% trong tổng số vốn huy động, sang năm 2015, tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán tăng, trong khi tiền gửi tiết kiệm của cá nhân chỉ chiếm 42,99%. Năm 2016, tiền gửi của cá nhân phục hồi đà tăng trưởng tỷ trọng khi đạt mức 45,94%, tương ứng giá trị đạt 7,447 tỷ đồng.

42

Cùng với tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn cũng có tỷ trọng tương đối lớn, năm 2013 đạt 1,918 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 28.19% trong tổng số vốn huy động và giữ xu hướng tăng dần, năm 2014 đạt 3,231 tỷ đồng, năm 2016 đạt 4,992 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,29% tổng số vốn huy động.

Ngoài tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm cá nhân, cùng với sự năng động của các cán bộ làm công tác huy động vốn, Chi nhánh đã bắt đầu huy động tiền gửi của các định chế tài chính (các công ty tài chính, công ty chứng khoán,...). Đây là các khách hàng có số dư tiền gửi lớn tuy nhiên thường gửi kỳ hạn ngắn do đó tính ổn định của loại tiền gửi này không cao, khả năng rút vốn là rất lớn.

Trong các năm qua, theo định hướng của Hội sở chính, Chi nhánh đã phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi nhằm gia tăng lượng vốn huy động từ nền kinh tế. Thực ra việc phát hành này chủ yếu cũng là một hình thức huy động vốn từ khu vực dân cư. Số lượng huy động từ hình thức này còn khá khiêm tốn và chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh (trung bình chỉ chiếm 1%-5%).

- Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Theo đối tượng khách hàng, vốn huy động được chia thành: nguồn vốn huy động từ các khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân.

Bảng 2. 5 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng 2013-2016

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

khách hàng cá nhân kiếm tỷ trọng lớn trung bình 75%-80% tổng nguồn vốn trong khi đó ở giai đoạn trước đó 2009-2011 nguồn vốn huy động từ tổ chức chiếm đa số 50%-60%. Cụ thể:

Vốn huy động từ khách hàng tổ chức: Tiền gửi của tổ chức giữ đà tăng trưởng biến động tăng giảm thất thường và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Sự tăng trưởng thất thường và chiếm tỷ trọng nhỏ của nguồn vốn huy động của các tổ chức là phù hợp với chính sách tăng cường huy động vốn của Chi nhánh theo đúng định hướng phát triển Chi nhánh Quang Trung là Chi nhánh bán lẻ hàng đầu hệ thống BIDV. Hơn nữa tiền gửi của các doanh nghiệp thường là các món lớn, đặc biệt là nguồn tiền gửi của các tổ chức định chế tài chính như BHXH, PVFC...khiến cho nền vốn huy động của Chi nhánh phụ thuộc nhiều vào một nhóm khách hàng nhất định, dẫn đến sự không ổn định của vốn .

Vốn huy động từ dân cư: Huy động vốn cá nhân được xác định là nguồn vốn quan trọng chính vì vậy mà Chi nhánh thực sự chú trọng và là một trong các trọng tâm trong chính sách tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh và kết quả là nguồn vốn này đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng qua các năm. Đây là các nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân vì vậy xác định là nguồn khá ổn định. Chính sách huy động vốn dân cư được đặc biệt khuyến khích tại Chi nhánh thông qua các chính sách khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong huy động vốn dân cư tại Chi nhánh và Hội sở chính, ngoài ra Hội sở chính còn có chính sách thưởng chung cho toàn Chi nhánh trong việc tích cực tăng trưởng nguồn huy động này.

Chi nhánh vẫn còn có những tồn tại cần khắc phục như: diện tích mặt bằng các quỹ tiết kiệm của chi nhánh còn chật hẹp chưa phù hợp, nơi giao dịch chưa văn minh lịch sự, kỹ năng làm việc của một số cán bộ còn bất cập chưa chuyên nghiệp, tác phong giao dịch chưa thật sự nhiệt tình, công tác tiếp thị thu hút khách hàng còn chưa cao.. .So với nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế thì tiền gửi dân cư tuy có quy mô nhỏ nhưng có tính ổn định cao hơn do mục đích của những người gửi tiền chủ yếu là an toàn và sinh lời, kỳ hạn gửi thực tế tại ngân hàng thường lớn hơn kỳ hạn danh nghĩa in trên sổ, do đó nếu có chính sách chăm sóc khách hàng thích hợp thì đây sẽ là nguồn vốn lâu dài và ổn định cho Chi nhánh.

- Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn

Theo cách phân loại này nguồn vốn huy động được chi thành vốn huy động không kỳ hạn và vốn huy động có kỳ hạn.

Bảng 2. 6 Cơ cấu vốn huy động của BIDV Quang Trung theo kỳ hạn 2013-2016

Đơn vị :Giá trị: tỷ đồng Tỷ trọng: %

vốn huy động 9,889 % 10,876 100% 12,885 100% 16,221 100% 1. Vốn HĐ không kỳ hạn 1,884 19.05% 2,012 18.5% 2,392 18.6% 2,675 %16.5 Dân cư 340 3.43 % 450 4.13% 739 30.9% 1,843 %1.13 Tổ chức kinh tế 1,544 15.62% 1,562 14.37% 1,653 69.1% 1,832 15.37% 2. Vốn HĐ có kỳ hạn 8,005 80.94% 8,864 81.5% 10,493 81.4% 13,536 83.5 % Dân cư 1,184 12.1% 1,229 11.3% 2,231 10.6% 3,322 20.4 % Tổ chức kinh tế 7,821 68.84% 7,635 70.2% 8,262 71.2% 10,214 %63.1

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng nguồn vốn HĐ 9,889 100% 10,876 100% 12,885 100% 16,211 100% VNĐ 7,023 71.01% 7,468 68.66% 10,019 77.75% 12,807 79%

Ngoại tệ qui đổi VNĐ

2,866 28.98% 3,408 31.33% 2,866 22,25% 3,404 21%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động huy động vốn BIDV Quang Trung 2013-2016)

Trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh có thể thấy sự tăng trưởng của từng loại nguồn phân chia theo hình thức gửi như sau:

Nguồn vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn, trung bình chỉ chiếm 18% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức và tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân (gồm tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn), trong đó tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức là chủ yếu. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức

45

luôn phát sinh nhu cầu thanh toán với quy mô và khối lượng giao dịch lớn do đó luôn phải đảm bảo một lượng tiền nhất định trên các tài khoản thanh toán. Một số các đơn vị lớn số dư bình quân năm trên tài khoản tiền gửi thanh toán có thể lên đến hàng tỷ đồng. Trên thực tế, nguồn vốn không kỳ hạn có đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh bởi đây là nguồn có chi phí trả lãi là thấp nhất, tuy nhiên tính ổn định của nguồn lại không cao, thường xuyên có sự biến động tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng. Chi nhánh cần nắm bắt được chu kỳ sản xuất kinh doanh, thanh toán của khách hàng để có chiến lược khai thác và sử dụng vốn hợp lý mang lại hiệu quả cho ngân hàng.

Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2013 tỷ trọng này là 68.84%, năm 2014 là 70.2 %, năm 2015 là 71.2% và giảm còn 63.1% năm 2016 do tỷ trọng vốn huy động dân cư tăng cao.

Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn huy động có tính ổn định tương đối cao và thường được các ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay trung và dài hạn. Đây là nguồn tiền có chi phí huy động lớn hơn so với tiền gửi không kỳ hạn nhưng có tính ổn định cao ngân hàng có thể kế hoạch hóa được nguồn vốn một cách chủ động từ đó sử dụng vốn an toàn và hiệu quả hơn. Nên việc chúng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn tiền gửi là rất quan trọng, các ngân hàng luôn hướng tới và tìm mọi biện pháp để tăng trưởng.

- Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Bảng 2. 7 Cơ cấu vốn huy động của BIDV Quang Trung theo loại tiền 2013-2016

Nhìn chung, giai đoạn 2013-2016 huy động vốn bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với huy động vốn bằng ngoại tệ khác xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn tại Chi nhánh cho vay ra bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao so với cho vay bằng ngoại tệ. Quy mô vốn huy động bằng nội tệ năm 2013 chiếm tỷ trọng cao nhất 79% và thấp nhất năm 2014 chiếm 68,66% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do năm 2014 tỷ giá biến động thất thường, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá 2 lần vào trung tuần tháng 6/2014, sau khi liên tục duy trì sự ổn định trong suốt quý I cũng như tháng 4, thị trường ngoại hối có dấu hiệu nóng lên và đã có sự lên xuống khá mạnh. NHNN đã chủ động điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Đợt thứ hai vào đầu tháng 10/2014, sau khi NHNN đề cập đến khả năng nếu có điều chỉnh tỷ giá thì năm nay ở khoảng 1-1,43%; tức vẫn còn 0,43% chưa dùng tới. Thời điểm này, tỉ giá liên NH liên tục biến động theo hướng tăng khiến người gửi tiền chuyển từ nội tệ sang ngoại tệ do kỳ vọng tỷ giá tiếp tục tăng cao, bên cạnh đó cũng trong năm này Chi nhánh thu hút được khoản tiền gửi lớn bằng ngoại tệ từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PVFC, VPBank, Vingroup... đã khiến cho vốn huy động bằng ngoại tệ tăng vọt và chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2013 - 2016 nhìn chung nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng dần qua các năm trong khi nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm. Do đó tỷ trọng vốn nội tệ tăng cao và vốn ngoại tệ thì ngược lại. Tính đến cuối năm 2016 tỷ lệ cơ cấu tiền gửi nội tệ và ngoại tệ có sự chênh lệch khá lớn khoảng 58%. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tại Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, gửi vào ngân hàng nhằm mục đích cất trữ, bảo toàn vốn và sinh lời. Tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và chủ yếu là tiền gửi sử dụng để phục vụ thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 0514 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w