Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Bất kỳ một sự thay đổi của hoạt động này đều có ảnh hưởng đến hoạt động kia và gây tác động đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Quy mô vốn lớn là cơ sở để ngân hàng phát triển mở rộng các hoạt động kinh doanh, tuy nhiên việc huy động vốn của ngân hàng cũng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngân hàng về vốn.
Huy động vốn 9,889 10,876 12,885 16,211
Nếu lượng vốn huy động được ít thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh, không thu hút được khách hàng đến với ngân hàng. Ngược lại nếu huy động được nhiều vốn mà sử dụng ít thì sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí, ứ đọng vốn, lợi nhuận giảm sút. Để hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển ổn định, bền vững thì cần phải có sự kết hợp hài hòa, tương xứng giữa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.
Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, tạo cơ chế kinh doanh có tính nhất quán, bình đẳng, phân bổ chi phí thu nhập khách quan và công bằng cũng như xây dựng mô hình Ngân hàng hiện đại, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung. Điều này có nghĩa là toàn bộ nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Quang Trung sẽ được bán lại cho hội sở chính theo giá mua vốn (FTP mua vào) và khi có nhu cầu cho vay, Hội sở chính sẽ bán vốn cho Chi nhánh theo giá bán vốn (FTP bán ra). Tổng huy động vốn của BIDV Quang Trung bao gồm phần vốn mà chi nhánh huy động được từ dân cư và tổ chức (bản chất là hoạt động nhận tiền gửi từ dân cư và tổ chức - chỉ tiêu huy động tiền gửi) cùng với vốn mà chi nhánh đi vay như là các khoản vốn của hội sở chính (như vay thấu chi, vay thuê tài chính, vay khác...) và các khoản vốn khác. Mô hình quản lý vốn hiện nay của BIDV là mô hình quản lý tập trung do vậy thay vì việc hoạt động theo cơ chế tự chủ huy động vốn và cho vay thì đã được chuyển sang cơ chế mua và bán vốn diễn ra giữa chi nhánh và Hội sở chính, việc này giúp cho các rủi ro của chi nhánh giảm xuống vì có sự bù trừ về nhu cầu sử dụng nguồn vốn trong hệ thống các chi nhánh với nhau. Tuy nhiên, phải huy động vốn dưới mức giá “mua vốn” của Hội sở chính, BIDV Chi nhánh Quang Trung đã mất nhiều nguồn huy động lớn do lãi suất không cạnh tranh được với mức lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Đồng thời, khả năng tổ chức, hoạt động của mỗi chi nhánh còn phụ thuộc vào các yếu tố như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động; về nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng.. .tuy nhiên, chi nhánh không thể linh động đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hơn do bị phụ thuộc vào lãi suất “mua/bán” vốn với Hội sở chính. Như vậy, việc áp dụng cơ chế một giá trong việc “mua/bán” vốn giữa
Hội sở chính và BIDV chi nhánh Quang Trung trong toàn hệ thống như hiện nay là một hạn chế rất lớn.
Bảng 2. 8 Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Cho vay 6,646 7,806 9,433 10,877
Chênh lệch 3,243 3,070 3,452 6,444
4 2 Trung dài hạn 58,00 48,86 10,493 13,536 10.73 18.3 29 SDV Ngắn hạn 3,07 0 3,53 6 4,095 3,98 8 15.17 158 -261 Trung dài hạn 3,57 6 4,27 0 5,338 6,88 9 19.4 25 29
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013-2016 của BIDVQuang Trung)
Khác với giai đoạn trước đó 2010-2012, năm 2010 sự giảm sút về nguồn vốn trong khi dư nợ tín dụng vẫn tiếp tục tăng dẫn đến gánh nặng cho Chi nhánh. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động không theo kịp tốc độ tăng trưởng sử dụng vốn, huy động vốn tăng 14.9% nhưng cho vay tăng 16.2% dẫn đến tình trạng hệ số Q<1 tiếp tục duy trì. Việc huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn dẫn đến sự mất cân đối trong mối quan hệ tương quan giữa huy động và sử dụng vốn. Giai đoạn 4 năm từ 2013-2016, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và sự nỗ lực hết mình của chi nhánh để duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn. So với doanh số cho vay nguồn vốn huy động vẫn đủ đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn tại chi nhánh luôn đạt mức tăng trưởng cân đối với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay và đầu tư. Bên cạnh đảm bảo tính an toàn và có lãi, chi nhánh còn phải tuân thủ chỉ đạo của hội sở chính nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn tối thiểu cho hoạt động. Năm 2013 -2015 chênh lệch giữa vốn huy động và vốn cho vay dao động trong khoảng 3,000 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2016, do vốn huy động tăng vọt đạt 16,211 tỷ đồng so với năm 2015 là 12,885 tỷ đồng, trong khi đó vốn cho vay chỉ tăng nhẹ đạt 10,877 tỷ đồng so với năm 2015 là 9,433 tỷ đồng.
2.2.5 Xét theo cơ cấu giữa huy động và sử dụng vốn theo thời gian
Bảng 2. 9 Quan hệ giữa huy động vốn và cho vay theo thời gian
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 +/-(%) 2015/2014 +/-(%) 2016/2015 +/-(%) HĐV VND 7,023 7,46 8 10,019 12,807 63% 34.2% 27.8% Ngoại tệ 2,866 3,40 8 2,866 3,404 18.9% -15.9% 18.8% SDV VND 6,046 7,10 8 9,025 10,416 17.6% 27.0% 15.4% Ngoại tệ 600 698 408 461 16.3% -41.5% 13.0%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013-2016 của BIDV Quang Trung)
Năm 2013-2016 cơ cấu huy động và sử dụng theo thời gian các nguồn vốn ngắn hạn đáp ứng đủ cho việc sử dụng vốn với thời gian tương ứng. Tuy nhiên nguồn vốn dài hạn không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung dài hạn. Thực tế trong những năm qua, dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng tuy nhiên không đều, năm 2016 tín dụng ngắn hạn thậm chí tăng trưởng -2.61% so với năm 2015. Trong khi đó quy mô và tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn tăng trưởng đều. Tín dụng trung dài hạn chênh lệch rất lớn so với nguồn vốn dài hạn, vốn huy động trung dài hạn quá lớn, trong khi đó tín dụng trung dài hạn lại chỉ chiếm khoảng 50% tổng vốn trung dài hạn, điều này cho thấy việc sử dụng vốn trung dài hạn vẫn còn sự bất hợp lý.
Chính vì vậy trong chính sách tăng trưởng nguồn huy động thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng vào phần vốn huy động dài hạn để tránh rủi ro về khe hở kỳ hạn gây ra.
50
2.2.6 Cơ cấu vốn theo loại tiền tệ trong mối tương quan với cơ cấu sử dụng vốn theo loại tiền tệ:
Bảng 2. 10 Tương quan giữa vốn huy động và vốn cho vay theo loại tiền tệ
Chi phí trả lãi 158 162 165 178
Chi phí khác 3 5 6 7
2.Quy mô vốn huy động 9,889 10,876 12,885 16,221
3. ChiphíHĐV/Qui mô VHĐ(%) 1.63 1.53 1.32 1.09 Trong đó: lãi suất HĐV bình quân = Chi
phí trả lãi/Quy mô VHĐ (%) 1.6 1.48 1.28 1.14
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013-2016 của BIDVQuang Trung)
Sự mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện qua cơ cấu theo loại tiền, huy động vốn bằng VND có tốc độ tăng thấp (năm 2014) chỉ đạt 6.3%, tuy nhiên cho vay bằng VND thì lại tăng mạnh qua các năm đặc biệt năm 2015 tăng 27%. Năm 215 huy động vốn bằng ngoại tệ ở mức tăng trưởng thấp, giảm 15.9% so với năm 2014, do đó tỷ lệ cho vay vốn bằng ngoại tệ cũng được điều chỉnh giảm 41.5% so với năm 2014. Tuy nhiên năm 2016 huy động vốn VNĐ tăng 18.8% do đó mặc dù tỷ lệ sử dụng vốn ngoại tệ chưa đạt mức tăng trưởng như năm 2014 nhưng cũng lấy lại đà tăng trưởng 13%. Với những kết quả đạt được và những biến động trong cơ cấu loại tiền tệ trong những năm vừa qua, chính sách tăng cường huy động vốn trong thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng huy động vốn theo loại tiền tệ để đáp ứng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.
2.2.7. Chi phí huy động vốn tại BIDV Quang Trung
Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác liên quan như chi phí trả lương cho nhân viên, chi phí trang thiết bị làm việc, chi phí thuê mặt bằng, chi khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị cho công tác huy động
vốn. Trong chi phí huy động vốn thì chi phí trả lãi là chi phí lớn nhất và biến động thường xuyên nhất. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí phải trả cho việc huy động vốn quá cao sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó xem xét chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động và sự biến động của loại chi phí này là việc làm cần thiết trong công tác quản trị nguồn vốn huy động.
Bảng 2. 11 Chi phí huy động vốn năm 2013-2016
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2015 Năm 2016
1. Hội sở chính trả lãi (FTP mua vốn) 197 225 242 281
2.Trả lãi cho KH (lãi suất HĐV BQ) 161 167 171 185
3. Thu nhập từ huy động vốn 36 58 71 106
4. Chêch lệch giữa FTP mua vốn và lãi
suất HĐVBQ 0.43% 0.76% 0.65% 0.32%
Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí của BIDV Quang Trung 2013-2016
Năm 2013 để huy động 100,000 đồng tiền vốn thì chi phí bình quân Chi nhánh phải bỏ ra là 1,63 nghìn đồng, con số này giảm dần đến năm 2016 để huy động một 100,000 đồng tiền vốn thì chỉ mất 1,09 nghìn đồng. Như vậy là chi phí huy động vốn năm 2013 là cao nhất trong giai đoạn 2013-2016, điều này là do lãi suất huy động của các NHTM trong giai đoạn này được điều chỉnh giảm liên tục và tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức thấp 2-4%, do đó chi phí chi trả lãi suất huy động được giảm dần đều qua các năm, đến năm 2014 để huy động 100,000 đồng tiền vốn thì chi phí bình quân chi nhánh phải bỏ ra chỉ là 1,09 nghìn đồng.
Trong giai đoạn 2013-2016, trên cơ sở biểu lãi suất hướng dẫn của Hội sở chính, Chi nhánh đã có sự vận dụng linh hoạt, kịp thời đưa ra các biểu lãi suất phù
52
hợp với xu thế của thị trường và tình hình kinh doanh tại chi nhánh, đặc biệt khi lãi suất thị trường có nhiều biến động phức tạp. Do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung nên tại BIDV Quang Trung cũng như tất cả các chi nhánh và công ty trực thuộc các nguồn huy động được không được dùng để cho vay và đầu tư mà bán lại toàn bộ cho hội sở chính với giá chuyển vốn (FTP mua vốn) và khi có nhu cầu cho vay và đầu tư thì lại thực hiện mua lại của hội sở chính với giá mua vốn (FTP bán vốn).
Bảng 2. 12 Thu nhập từ hoạt động huy động vốn năm 2013-2016
đem lại là 106 tỷ. Do chi phí huy động từ việc trả lãi cho khách hàng tính trung bình trên 1 đồng vốn huy động năm 2013 là cao hơn nhiều so với năm 2016. Chính vì vậy trong chính sách tăng cường huy động vốn Chi nhánh cũng cần phải cân đối sao cho huy động vốn với chi phí thấp nhất căn cứ vào lãi suất bán vốn cho Hội sở chính.
Việc tìm kiếm nguồn vốn rẻ là một trong những yếu tố quan trọng để giảm chi phí huy động vốn của ngân hàng. Nếu xét theo cơ cấu vốn huy động thì nguồn tiền gửi không kỳ hạn sẽ có chi phí trả lãi thấp nhất do lãi suất huy động của loại vốn này nhỏ. Tuy nhiên nguồn này không có tính ổn định cao. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn tuy chi phí trả lãi lớn nhưng có tính ổn định tương đối. Chi nhánh có thể xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn hợp lý từ đó hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.