Định hướng chung

Một phần của tài liệu 0514 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 77)

3.1.1.1 Bối cảnh hoạt động kinh doanh của các NHTM trong những năm tới

Năm 2016, năm đầu cả nước thực hiện Ke hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ban hành hàng loạt các Nghị quyết để chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cấp bách, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái.

Với những đổi mới mạnh mẽ và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế - xã hội nước ta năm 2016 đã vượt qua khó khăn, thách thức; theo đó đạt được kết quả như sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, CPI tăng 4.74% và thấp hơn mục tiêu 5% Quốc hội đặt ra.

Trước tình hình đó, ngân hàng Nhà nước đã có những chính tiền tệ chủ động, linh hoạt và hoạt động ngân hàng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Tăng trưởng tín dụng hợp lý, điều hành lãi suất ổn định, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế để góp phần thúc đẩy sản xuất và thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.

ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế. Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các vướng mắc về cơ chế, tạo thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, Hội sở chính đã đưa ra những chỉ đạo điều hành kịp thời, góp phần tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các Chi nhánh khi thực hiện.

3.1.1.2. Định hướng hoạt động của lãnh đạo BIDV

Các năm từ 2017-2020 được đánh giá là có nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế, đặc biệt là với ngành ngân hàng. Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách mà Chính phủ và Quốc hội đề ra là tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trên cơ sở phân tích các bối cảnh kinh tế và lợi thế so sánh của ngân hàng, ban lãnh đạo BIDV đã thống nhất xách định phương hướng hoạt động của toàn hệ thống trong giai đoạn 2017-2020 và các năm tới như sau: thực hiện cổ phần hóa, tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập, tăng vốn nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, chuẩn hóa toàn diện hoạt động quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ, cơ chế quy chế, từng bước hội nhập quốc tế để giá trị thương hiệu BIDV được nâng cao trên cả thị trường trong nước và quốc tế.

Chiến lược huy động vốn được xác định như sau: là chiến lược tổng thể hướng về thị trường trên cơ sở hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hệ thống, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới chính sách khách hàng...

Định hướng huy động vốn của BIDV trong giai đoạn này là duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn lớn nhàn rỗi của dân cư và các doanh nghiệp. Đồng thời, phát huy tín nhiệm cao của BIDV ở trong và ngoài nước để tranh thủ tiếp nhận được vốn ủy thác của các TCTD khác.

STT Chỉ tiêu

Định hướng đến

năm 2017 (tỷ đồng) bình quân 2012-2015Tốc độ tăng trưởng

• Huy động vốn dân cư tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động huy động vốn. Với các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong năm 2017 là 14,200 tỷ đồng, tăng trưởng 27% và đến năm 2018 dự kiến đạt 15,670 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 21% giai đoạn 2017-2020, chiếm tỷ trọng 45% tổng huy động vốn.

• Đẩy mạnh huy đống vốn trung và dài hạn.

• Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng duy trì thế mạnh về đồng VNĐ và tiếp tục đẩy nhanh tốc độ huy động vốn ngoại tệ để nâng tỷ trọng vốn ngoại tệ trong tổng nguồn.

• Đa dạng hóa khách hàng để phân tán rủi ro, tạo sự ổn định đồng thời quan tâm đến nguồn vốn rẻ và đối tượng có nguồn vốn ổn định.

3.1.1.3 Định hướng cho mục tiêu phát triển chung của Chi nhánh:

Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, BIDV Quang Trung tiếp tục phấn đấu: Lợi nhuận bình quân/người đạt nhóm I của hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, đảm bảo thu nhập cho cán bộ người lao động, giữ vững và phát triển quy mô hoạt động và thị phần trên địa bàn cũng như trong hệ thống, tiếp tục tăng trưởng bền vững và tạo đà cho các năm tiếp theo, đảm bảo cơ cấu tài sản Nợ - Có hợp lý, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Các mục tiêu cụ thể của chi nhánh:

- Tuân thủ chỉ đạo, định hướng Hội sở chính, tập trung thực hiện Kế hoạch kinh doanh, không ngừng phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ được giao, hướng tới đạt mục tiêu lợi nhuận bình quân/người thuộc nhóm dẫn đầu của hệ thống, góp phần đảm bảo thu nhập cho cán bộ người lao động.

- Giữ vững và phát triển quy mô hoạt động và thị phần trên địa bàn cũng như trong hệ thống, xứng tầm với kỳ vọng là đơn vị chủ lực.

- Chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tín dụng theo hướng ổn định, chặt chẽ. - Phát triển hoạt động bán lẻ cả về quy mô lẫn hiệu quả và chất lượng. - Tăng cường tỷ trọng thu từ dịch vụ trong tổng thu nhập.

- Không ngừng nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực quản lý rủi ro nhằm kiểm soát và hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo đảm bảo chất lượng, tạo cơ sở các chỉ đạo được thông suốt kịp thời.

- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng thích ứng tốt với hoạt động cạnh tranh, nắm vững nghiệp vụ và am hiểu biết về thực tế kinh doanh

- Không ngừng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh trong đó xác định hoạt động huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong điều hành kế hoạch kinh doanh năm.

- Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, tiếp tục đà tăng trưởng lợi nhuận. Tăng cường công tác dịch vụ truyền thống, tiến tới nâng cao tỷ trọng của hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh.

- Điều hành tăng trưởng tín dụng chặt chẽ, thận trọng và quyết liệt theo đúng định hướng chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Hội sở chính.

- Hoạt động quản trị điều hành chuyên nghiệp, kiểm soát được hoạt động, đảm bảo thông tin minh bạch, an toàn, hiệu quả, chế độ thông tin báo cáo đảm bảo chất lượng tạo cơ sở các chỉ đạo được thông suốt kịp thời.

- Tỷ lệ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, không thấp hơn so với các chỉ tiêu bình quân của các chi nhánh trên cùng địa bàn.

Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chi nhánh phấn đấu thực hiện giai đoạn 2017-2020:

m 4 Dư nợ bán lẻ 3,050 22%/nă m 5 Tỷ trọng dư nợ TDH 59% 6 Tỷ lệ nợ xấu 2.5% 7 Thu dịch vụ ròng Ĩ6Õ" 38%/nă m

3.1.2. Định hướng cho hoạt động huy động vốn

hình kinh tế khó khăn, nhiều biến động phức tạp. Tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giữ vững thị phần và tăng trưởng nguồn vốn. Đặc biệt lưu ý tới việc tiếp thị, thu hút khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, chi phí thấp bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệp trong và ngoài địa bàn, kết hợp với việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ để có kế hoạch tiếp cận, khai thác nguồn tiền gửi của các tổ chức này.

Trên cơ sở giữ vững và tăng cường nguồn vốn của các Doanh nghiệp lớn cần phải tái cơ cấu mạnh mẽ cơ cấu nguồn vốn, tăng cường nguồn vốn có kỳ hạn dài, lãi suất thấp, tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư. Để làm tốt công tác này, Chi nhánh cần chủ động năng động, thường xuyên bám sát thị trường, áp dụng lãi suất linh hoạt cũng như chính sách khuyến mại hấp dẫn, nâng cao thái độ và tác phong phục vụ, chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo để cạnh tranh với các NHTM khác.

Triển khai đầy đủ, mạnh mẽ các sản phẩm huy động vốn đã ban hành, giao dịch viên phải được đào tạo để nắm chắc kiến thức về sản phẩm và kỹ năng tư vấn đối với khách hàng, đặc biệt đối với các sản phẩm có tính linh hoạt cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ tới tất cả các điểm giao dịch, thông qua đó thu hút người dân, khách hàng mở tài khoản giao dịch thanh toán qua ngân hàng góp phần tăng trưởng nguồn huy động và nâng cao thu phí dịch vụ.

Tăng cường công tác tiếp thị, khuyến mại, nâng cao trình độ tác nghiệp, ý thức trách nhiệm và sự tận tụy phục vụ khách hàng. Trong công tác tìm kiếm, tiếp thị khách hàng phải bền bỉ, kiên trì thuyết phục. Coi trọng khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, phải phân tích và tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng.

Hoạt động huy động vốn vẫn tiếp tục khó khăn hơn, cạnh tranh giữa các NHTM sẽ ngày một gay gắt hơn, vì vậy cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh qua việc giành ưu thế với khách hàng bằng chất lượng hoạt động. Nâng cao năng lực trình độ, kỹ năng và tác phong làm việc của cán bộ.

doanh nghiệp cần vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy xác định nguồn

vốn nhàn rỗi từ đối tượng tổ chức kinh tế sẽ không tăng trưởng nhiều. BIDV Quang

Trung thực hiện cần cơ cấu lại nguồn huy động, mở rộng thị phần khách hàng huy

động vốn, Chi nhánh quyết không để nền vốn sụt giảm, phấn đấu đạt mức tăng trưởng huy động vốn hàng năm 20-25%, huy động vốn dân cư hàng năm tăng 25%.

Về số lượng tuyệt đối, định hướng đến 2020, huy động vốn đạt 20,600 tỷ đồng, cụ

thể vốn huy động từ dân cư là 6,200 tỷ (chiếm 45%), huy động vốn của các tổ chức

là 14,400 tỷ (chiếm 55%).

3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn cho BIDV Quang Trung

3.2.1. Phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn và các dịch vụ hỗ trợ huyđộng vốn động vốn

- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ huy động vốn.

Việc phát triển sản phẩm tiền gửi mới cần đạt được mục tiêu: phát triển một danh mục sản phẩm, dịch vụ tiền gửi và đầu tư cá nhân đa dạng, đa tiện ích, linh hoạt, hấp dẫn đối với khách hàng.

BIDV Quang Trung phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và nắm bắt tình hình phát triển dịch vụ huy động vốn trên thị trường. Thường xuyên rà soát danh mục các sản phẩm tiền gửi BIDV đang áp dụng, đánh giá, so sánh sản phẩm của BIDV với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về các sản phẩm để xác định hiệu quả của các sản phẩm, nghiên cứu bổ sung các tính năng, tiện ích mới đáp ứng nhu cầu khách hang... Từ đó đề xuất với Hội sở chính đưa ra các sản phẩm tiền gửi có tính nổi trội, phù hợp nhu cầu thị trường để thu hút khách hàng, giữ ổn định và tăng thị phần huy động vốn.

-Triển khai thường xuyên hơn các hình thức huy động vốn qua tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm thẻ cào

Qua thực tế các đợt phát hành các loại tiết kiệm trên thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng, của mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh nên kiến nghị, đề xuất hội sở chính phát hành thường xuyên hơn các hình thức huy động này.

- Phát triển đa dạng các dịch vụ hỗ trợ các sản phẩm huy động vốn

Hiện nay, để tăng nguồn tiền gửi huy động, BIDV Quang Trung chỉ tập trung thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng đối với sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn như khuyến mãi hoặc quảng cáo chưa chú ý phát triển nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Vì vậy, để vừa tăng doanh số huy động, vừa đảm bảo hiệu quả huy động vốn cao nhất thì Chi nhánh cần có chiến lược hoạt động cụ thể phát huy thế mạnh hiện có. Cụ thể là phát triển các dịch vụ như thanh toán lương tự động, dịch vụ quản lý tài khoản, dịch vụ thẻ ATM, thẻ ghi nợ quốc tế, dịch vụ thu hộ...

- Liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ (viễn thông, bảo hiểm, hàng không) để phát triển dịch vụ thu hộ

Xã hội ngày càng hiện đại thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ hiện đại ngày càng cao. Hiện tại Chi nhánh đang có triển khai các dịch vụ thu hộ tuy nhiên hiệu quả chưa cao do chưa có chương trình quảng bá rộng rãi đến khách hàng, nhân viên chưa hiểu biết nhiều về dịch vụ nên “ngại” tiếp thị, các chương trình hỗ trợ dịch vụ thanh toán hóa đơn chưa được chú trọng, hay bị lỗi nên doanh số thu được rất thấp. Vì vậy trong thời gian tới, để dịch vụ thu hộ mang lại hiệu quả cao thì chi nhánh cần có các chương trình quảng bá rộng rãi đến khách hàng thông qua quảng cáo, tờ rơi, thư mời sử dụng dịch vụ, khuyến mại đối với khách hàng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, cần có các phối hợp với nhà cung cấp xây dựng chương trình đào tạo bài bản cho các cán bộ làm công tác quan hệ khách hàng, dịch vụ khách hàng và hoàn thiện công nghệ để đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng. Nếu phát triển tốt các dịch vụ thanh toán nói trên, chi nhánh không chỉ duy trì được tiền gửi không kỳ hạn của nhà cung cấp dịch vụ, mà còn tăng được nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân mở tài khoản thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán định kỳ.

- Tiếp thị các tổ chức thực hiện dịch vụ chi hộ lương

BIDV Quang Trung cần tiếp tục tìm kiếm các đơn vị nhận lương ngân sách để tiếp thị dịch vụ chi lương qua tài khoản theo chỉ thị 20/2007/CT-ttg của Thủ tướng chính phủ. Đồng thời tiếp tục tìm kiếm để phát triển dịch vụ đến các doanh nghiệp khác.Trong đó muốn tiếp thị thành công, Chi nhánh cần nhấn mạnh giới

thiệu cho khách hàng thấy tính ưu việt của của sản phẩm chi lương qua BIDV (hệ thống dữ liệu được kết nối trực tuyến, mạng lưới ATM rộng khắp thuận tiện cho người rút lương bằng thẻ ATM...)

Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách về phí đổ lương tự động sao cho có tính cạnh tranh so với thị trường. Đồng thời cần có chính sách ưu đãi phí như miễn phí 6 tháng hoặc 1 năm đối với doanh nghiệp đổ lương tại chi nhánh, miễn phí phát

Một phần của tài liệu 0514 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w