Kiến nghị với Ngânhàng TMCP ĐT & PT Việt Nam

Một phần của tài liệu 0514 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 96 - 99)

> Hoàn thiện, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ

Hiện tại các quy trình nghiệp vụ, quy định trong công tác huy động vốn còn nhiều chồng chéo, thủ tục giao dịch còn rườm rà, hướng dẫn không rõ ràng, nhiều quy định quá chặt chẽ khi áp dụng vào quá trình giao dịch thực tế không phù hợp gây không ít phản ánh không tốt từ phía khách hàng. Các quy định phân chia hạn mức cho giao dịch viên dẫn đến nhiều khách hàng đến sau lại được phục vụ trước

gây phản cảm cho khách hàng. Hay biểu phí, còn nhiều còn nhiều bất cập khiến các Chi nhánh hiểu các cách tính phí khác nhau, dẫn đến thu phí ở các Chi nhánh đôi khi khác nhau làm cho khách hàng thiếu tin tưởng khi sử dụng dịch vụ thanh toán của hệ thống.

Vì vậy, cần hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa các thủ tục giao dịch, giảm thiểu thời gian giao dịch cho khách hàng. Không yêu cầu khách hàng phải thực hiện quá nhiều thao tác để giao dịch với ngân hàng.

> Hoàn thiện chính sách lãi suất.

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, BIDV cần xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt hấp dẫn phù hợp với lãi suất thị trường.

BIDV cũng cần nghiên cứu để đưa ra mức lãi suất FTP mua và bán vốn để khuyến khích các chi nhánh chủ động trong việc điều hành lãi suất tại chi nhánh để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại đơn vị. Chính sách lãi suất cần điều chỉnh linh hoạt kịp thời theo diễn biến thị trường để nhanh chóng nắm bắt thời cơ thu hút khách hàng tại các đơn vị kinh doanh. Tránh trường hợp không phản ứng kịp với diễn biến thị trường vốn làm mất cơ hội.

BIDV cần có chính sách ưu đãi lãi suất đồng bộ phân chia theo từng đối tượng khách hàng cụ thể để các chi nhánh có căn cứ triển khai chính sách chăm sóc khách hàng. Có chính sách ưu đãi với những khách hàng có số dư lớn, khách hàng truyền thống, các đối tác chiến lược với mức lãi suất linh hoạt và ưu đãi hơn để tăng khả năng huy động vốn.

> Đa dạng hóa các hình thức huy động.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt với một danh mục sản phẩm đa dạng sẽ tăng khả năng thu hút khách hàng đến với Ngân hàng. Mục tiêu để phát triển được thị phần huy động vốn là cần tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm huy động truyền thống bên cạnh việc nghiên cứu và phát triển các hình thức huy động mới.

Đầu tiên cần phải nghiên cứu để triển khai các hình thức huy động mới như huy động tích lũy, tiết kiệm linh hoạt để tăng tính hấp dẫn của sản phẩm.

các chi nhánh tại các vị trí trọng điểm, các địa bàn tiềm năng. Với một mạng lưới

rộng khắp sẽ giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch,có cơ hội được tiếp cận với

dịch vụ Ngân hàng nhanh chóng, dễ dàng. Việc thu hút khách hàng đặc biệt là huy

động tiền gửi và cung ứng dịch vụ cũng dễ dàng hơn.

Cần tăng cường hoạt động trên thị trường liên Ngân hàng để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi, các khoản đầu tư ngắn hạn của các tổ chức tín dụng trên thị trường dưới dạng tiền gửi và tiền vay. Nghiên cứu phát hành trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu để tăng cường huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trung và dài hạn.

Cần tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược, các định chế tài chính nhằm tăng cường khả năng huy động vốn, phát triển các dịch vụ hỗ trợ, các sản phẩm bán kèm theo sản phẩm tiết kiệm để tăng khả năng huy động như tiết kiệm kèm bảo hiểm...

Cần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc huy động vốn. Hội sở chính cần tích cực nghiên cứu và triển khai các sản phẩm tiết kiệm qua internet mà người gửi tiền khi có tài khoản tại Ngân hàng có thể tự động chuyền tiền sang tiền gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn một cách chủ động và nhanh chóng mà không cần đến Ngân hàng, giảm thiểu thời gian và thủ tục giấy tờ cho khách hàng.

> Cần mở rộng đối tượng huy động vốn cho Chi nhánh

Hiện nay, một số tổ chức tín dụng có quan hệ tiền gửi với Chi nhánh, Chi nhánh không được phép giao dịch nữa mà phải chuyển về Hội sở chính, dẫn đến sự sụt giảm nguồn vốn. Vì vậy, Hội sở chính cần xem xét một số đối tượng cho Chi nhánh được huy động hoặc Hội sở chính thực hiện giao dịch với khách hàng nhưng ghi nhận chỉ tiêu cho Chi nhánh để đảm bảo duy trì quan hệ hợp tác với khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, vai trò của vốn càng được khẳng định rõ nét. Huy động vốn của các NHTM cần được thực hiện sao cho vừa đảm bảo an toàn về vốn vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc phân tích tình hình huy động vốn qua 4 năm 2013-2016, đúng 4 năm nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động như sự cố môi trường biển Fomosa, nền nông nghiệp tăng trưởng âm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới từ đầu năm 2008, cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại việc tăng cường huy động vốn của BIDV Quang Trung gặp nhiều khó khăn không tránh được việc suy giảm nguồn vốn.

Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM (các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và vai trò của nó với hoạt động của Ngân hàng thương mại). Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của BIDV Quang Trung qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục cũng như nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, để đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV Quang Trung và một số kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với NHNN và với chính phủ nhằm tạo điều kiện để có thể thực hiện thành công các giải pháp đó.

Trong những năm tới, chi nhánh cần tiếp tục kiên trì thực hiện các mục tiêu, phương hướng đã đề ra, cần thực hiện một cách nghiêm túc và đồng bộ các giải pháp giúp tăng trưởng ổn định và bền vững nguồn vốn và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Trên đây là những nghiên cứu của tác giả về đề tài iiTang cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung”.

Bài viết không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế, song tôi hy vọng luận văn đã đưa ra được những gợi ý đóng góp một phần vào hệ thống giải pháp phát triển nghiệp vụ huy động vốn trong những năm tiếp theo của BIDV Quang Trung.

Xin chân thành cảm ơn TS. Nghiêm Văn Bảy và các thầy cô trong Khoa Tài Chính Ngân Hàng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Frederic S. Mishkin (1991), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

3. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân và Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. David Cox (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. PGS.TS. Tô Kim Ngọc (2012), “Tiền tệ ngân hàng”, NXB Dân trí, Hà Nội. 7. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2012) “Tiền tệ - ngân hàng”, NXB Thống kê. 8. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2014) “Tín dụng ngân hàng”, NXB Lao động - Xã

hội.

9. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2014) “Ngân hàng thương mại”, NXB Dân trí, Hà Nội.

10. BIDV Quang Trung, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015, 2016”.

11. BIDV Quang Trung, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm 2012-2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017”.

Một phần của tài liệu 0514 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 96 - 99)