7. Kết cấu nội dung luận văn
1.3.1. Tiêu chí đánh giá thể lực
Sức kho của m i con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chí cơ bản nhất là thể lực. Sự phát triển bình thường cả về thể chất và tâm lý là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực CBCC. Nếu chỉ có trình độ năng lực chuyên môn mà không có một sức khỏe d o dai, bền bỉ thì cũng không thể biến năng lực chuyên môn ấy thành hoạt động thực tiễn được.
Đánh giá sức khỏe, thể lực của CBCC được căn cứ vào các tiêu chí: tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc của CBCC trong kỳ khảo sát. Các chỉ tiêu từng tiêu chí được xác định thông qua thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính và công tác điều tra.
Đặt trên góc độ đánh giá thể lực thì yếu tố sức khỏe được xem xét bởi một số chỉ tiêu sau: “Chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI và các chỉ số về bệnh tật như: tình trạng huyết áp, sự ảnh hưởng của các căn bệnh mãn tính như cận thị, viễn thị, tiểu đường, bệnh viêm gan B….Chiều cao, cân nặng luôn là những chỉ tiêu ban đầu để đánh giá về thể lực và qua đó cho biết một phần nào đó về khả năng lao động. Sức khỏe của người lao động được phân thành 5 loại sau đây: - Loại I: Rất kho - Loại II : Kho - Loại III : Trung bình - Loại IV : Yếu - Loại V: Rất yếu. Như vậy, loại I, II là những người có sức khỏe tốt, đảm bảo các chỉ tiêu về cân nặng chiều cao và các chỉ tiêu nhân trắc học khác, không mắc bệnh mãn tính và bệnh nghề nghiệp nào. Loại III, là những người đạt các chỉ tiêu chung ở mức thấp hơn so với loại I và loại II, có mắc một số bệnh tật nhưng vẫn đủ sức khỏe để làm việc (tuy nhên cũng hạn chế ở một số nghề, công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Loại IV, V: là những người có nhiều chỉ tiêu sức khỏe không đạt, gặp khó khăn và yếu về thể lực, mắc các bệnh mãn tính và kể cả bệnh nghề nghiệp” [4]. Như vậy, nếu CBCC được phân loại sức khỏe loại IV, V sẽ không đảm bảo khả năng làm việc, không đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Yêu cầu về sức khỏe của CBCC không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng công chức mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời công vụ của CBCC. Trong quá trình công tác, họ phải có đủ sức khỏe để duy trì thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên tục với áp lực cao.
Ở Lào, trong hệ thống phân loại sức khỏe được xếp thảnh 4 nhóm: nhóm A là có thể lực tốt, không bệnh tật; nhóm B là sức khỏe bình thường; nhóm C là sức khỏe yếu, mắc các bệnh nghề nghiệp, hay ốm, mất sức lao động dưới 20%; Sức khỏe nhóm D: không đáp ứng được yêu cầu công việc, không có khả năng lao động, mất sức lao động trên 20%.
Tùy theo từng vị trí công việc sẽ có yêu cầu mức độ thể lực khác nhau. Thông thường khi tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo hay có sự điều động sang các vị trí, chức vụ khác nhau đều có yêu cầu về sức khỏe, hàng năm,
trong hệ thống chính trị, các cơ quan chính quyền đều tiến hành khám sức khỏe, phân loại để bố trí, phân công công chức cho hợp lý. Sức khỏe đáp ứng yêu cầu cho từng vị trí, công việc là tiêu chí bắt buộc nằm trong quy định của công chức. Nó có ý nghĩa quyết định trong hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Có tài, có đức đến mấy mà không có sức khỏe thì khó có thể hoàn thành công việc được giao. Bởi vậy, trong quản lý công chức cần có các tiêu chuẩn cụ thể về thể lực đối với công chức, đồng thời theo dõi, đánh giá và nâng cao thể lực cho CBCC.