Tóm lược quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 44)

2.1 Tổng quan về Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

2.1.2 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển

Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đơng Nam giáp thành phố Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đơng giáp huyện Phú Lương. Trụ sở UBND huyện đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc.

Địa danh Phú Lương có từ thời Lý. Khi đó, Phú Lương là một phủ rộng lớn, bao gồm toàn bộ phần đất của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng ngày nay. Thời thuộc Minh (từ năm 1407-1427), lập huyện Phú Lương, thuộc phủ Phú Bình. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1863), Triều Nguyễn điều chỉnh địa giới 2 phủ Phú Bình và Thơng Hóa để thành lập phủ Tịng Hóa trực thuộc tỉnh Thái Ngun, huyện Phú Lương thuộc phủ Tịng Hóa, huyện lỵ đặt tại xã Qn Triều. Theo Đồng Khánh địa dư chí, huyện hạt Phú Lương cách phủ lỵ 78 dặm về phía Tây Nam, gồm 6 tổng, với 28 xã, trang, phường. Dưới thời thuộc Pháp, từ tháng 10-1890 đến tháng 9-1892, huyện Phú Lương thuộc tiểu

Quân khu Thái Nguyên. Từ tháng 10-1892, huyện Phú Lương thuộc phủ Tịng Hóa (tỉnh Thái Nguyên) như dưới thời nhà Nguyễn. Ngày 11-4-1900, thực dân Pháp tách phủ Tịng Hóa khỏi tỉnh Thái Nguyên để thành lập tỉnh Bắc Kạn. Ngày 25-6-1901, thực dân Pháp tách tổng Yên Đĩnh khỏi huyện Phú Lương, sáp nhập vào châu Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Huyện Phú Lương lúc đó có 7 tổng: Quán Triều, Cổ Lũng, Tức Tranh, Động Đạt, Phủ Lý, Yên Đổ, Yên Trạch với 21 làng, bản.

Trước cách mạng tháng Tám 1945, Phú Lương có 7 tổng, 25 xã. Sau Cách mạng tháng Tám, huyện Phú Lương được tổ chức lại thành 12 xã. Sau hịa bình lập lại, huyện Phú Lương có 14 xã. Từ ngày 1-7-1965, huyện Phú Lương là 1 trong số 14 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Thái. Đến tháng 3-1967, Bộ Nội vụ ra quyết định cắt 9 xã của huyện Bạch Thông về huyện Phú Lương.

Hiện nay, Phú Lương có 15 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 13 xã gồm: Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và các xã: Ơn Lương, Phú Đơ, n Lạc, Tức Tranh, Động Đạt, Phủ Lý, Vô Tranh, Phấn Mễ, Yên Ninh, Yên Trạch, Hợp Thành, Cổ Lũng và Yên Đổ. [16]

Phát huy truyền thống cách mạng, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương đã có những nhận thức mới về phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân. UBND huyện Phú Lương đến nay đã cùng với nhân dân thực hiện tốt các chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bảo đảm phát triển tồn diện nơng - lâm nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ - thương mại; đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, từng bước thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1 Tình hình dân số và lao động

Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc rất lớn vào dân số của nền kinh tế. Năm 2017, tổng số dân của huyện Phú Lương là 94.203 người, trong đó tổng số lao động là 51.280 người chiếm 54,43% tổng số nhân khẩu.

Bảng 2.1 Dân số và lao động huyện Phú Lương giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018

So sánh (%)

17/16 18/17 BQ

1. Tổng số nhân khẩu người 108.760 109.250 97.000 100,45 88,79 94,44

Nhân khẩu NN người 101.147 101.144 89.677 100,00 88,66 94,16

Nhân khẩu phi NN người 7.613 8.106 7.324 106,48 90,34 98,08

2. Tổng số hộ hộ 29.300 29.600 26.400 101,02 89,19 94,92

Hộ NN hộ 22.328 22.377 19.862 100,22 88,76 94,32

Hộ phi NN hộ 6.972 7.223 6.538 103,60 90,52 96,84

3. Tổng số lao động người 54.380 55.718 52.380 102,46 94,01 98,14

Lao động NN người 45.516 46.526 43.045 102,22 92,52 97,25

Lao động phi NN người 8.864 9.191 9.335 103,69 101,57 102,62

4. LĐ NN BQ/hộ người/hộ 2,04 2,08 2,17 102,00 104,23 103,11

5.BQ nhân khẩu NN/hộ người/hộ 4,53 4,52 4,52 99,78 99,89 99,83

“Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phú Lương năm 2018”

Qua bảng 2.1 cho thấy, tổng số nhân khẩu của huyện Phú Lương thay đổi không đáng kể, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 0,45%. Đáng chú ý trong biến động về dân số là tỷ lệ tăng hộ phi nông nghiệp thay đổi khá nhanh năm 2017 so với năm 2016 tăng 3,6% so với mức tăng 0,22% của hộ nông nghiệp. Đây là xu hướng chuyển dịch phổ biến của nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, tính đến năm 2018 số hộ nơng nghiệp vẫn chiếm tới 75,23% tổng số hộ của huyện; lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, ở mức 82,17% trong tổng số lao động của huyện. Điều đó cho thấy phát triển nơng nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Việc chú trọng tăng cường đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp vẫn là vô cùng cần thiết.

Về cơ cấu dân số theo độ tuổi của huyện Phú Lương, dân số trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn là 15,03 % tương đương với 14.579 người. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất 75,62% tương đương với 73.351 người. Dân số ngoài độ tuổi lao động là 9,35% hay 9.069 người. Điều này nói lên, huyện Phú Lương hiện đang

có lực lượng lao động dồi dào, đồng thời có lực lượng lao động thay thế đông đảo trong tương lai. Lao động sẵn có sẽ giữ giá lao động ở mức thấp, đây là một điểm mạnh về nguồn lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, tạo ra lợi thế so sánh cho huyện Phú Lương.

Nhìn chung, huyện Phú Lương có cơ cấu dân số trẻ. Nguồn lao động trẻ nhưng theo các số liệu thống kê về việc làm thì phần lớn là lao động chân tay, lao dộng trí thức chiếm tỷ lệ nhỏ. Để phát triển nguồn lực hợp lý, tận dụng ưu thế về lao động, đòi hỏi việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lương.

2.1.3.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng

Hệ thống điện: Nguồn cung cấp điện cho huyện Phú Lương hiện nay là mạng lưới điện quốc gia. Với 100% số xã có điện lưới quốc gia, đến nay có 98% số hộ được dùng điện, tổng số trạm biến áp đến nay là 87 trạm.

Hệ thống giao thơng: Phú Lương có nhiều đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua: Quốc lộ số 3 (Hà Nội - Cao Bằng) chạy suốt từ phía nam lên phía bắc huyện Phú Lương, đi qua 8 xã, thị trấn; đường Quốc lộ 3 mới (Thái Nguyên- Chợ Mới), chạy song song qua 05 xã; đường tỉnh lộ số 268 từ km 31 lên Định Hoá; Quốc lộ số 37 từ ngã ba Bờ Đậu (Cổ Lũng) qua huyện Đại Từ sang Tuyên Quang… mang lại cho Phú Lương nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Ngồi ra, Phú Lương cịn có mạng lưới giao thông nông thôn khá dày đặc với 574,5 km bao gồm 126,5km đường liên xã và 448 km đường liên thơn, liên xóm.

Hệ thống thông tin liên lạc: Huyện có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông với trên 60.000 thuê bao điện thoại di động. Có bưu điện trung tâm đặt tại thị trấn Đu, bao gồm các hoạt động phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bưu chính cơng ích, bưu chính quốc tế.

2.1.3.3 Văn hoá - xã hội

Trong những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo gắn mục tiêu phát triển kinh tế đi đơi với việc giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội ở huyện Phú Lương có nhiều tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Những năm gần đây, hệ thống giáo dục đào tạo của huyện Phú Lương tiếp tục được phát triển về cả số lượng, chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học; số trường đạt chuẩn quốc gia 44/56 trường với tỷ lệ là 80%.

Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Phú Lương đang dần hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hiện tại trên địa bàn huyện có 15/15 xã, thị trấn có nhà trạm xây bán kiên cố và kiên cố, trong đó xây mới được 9 trạm và có 13 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bênh được duy trì và thực hiện theo các quy chế chuyên môn. Đặc biệt là chế độ thường trực, đảm bảo phục vụ bệnh nhân 24/24h.

Cơng tác dân số gia đình và trẻ em được quan tâm, thực hiện tất cả các chỉ tiêu về kế hoạch hố gia đình, giảm tỷ lệ sinh theo các chỉ tiêu đề ra.

Các hoạt động thơng tin, tun truyền văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng gắn với phong trào thi đua các cuộc vận động phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của huyện và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Phú Lương đã góp phần phát huy và giữ gìn những tinh hoa văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc như múa "tắc xình", hát sấng cọ của dân tộc sán chay…

Các chính sách, chế độ xã hội được tập trung thực hiện, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi động viên người có cơng, gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội.

Thực hiện đề án xố đói giảm nghèo nhằm góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, xố nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ nước sinh hoạt và tạo việc làm cho nhân dân trên địa bàn huyện, hướng nghiệp, đào tạo nghề được triển khai thực hiện có hiệu quả, giải quyết việc làm mới giai đoạn 2016 - 2018 được 5.661 lao động, bình qn 1.887 lao động/ năm.

Cơng tác quản lý về văn hóa được tăng cường, phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng

đời sống văn hóa” được duy trì nề nếp và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Các

2.1.3.4 Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Trong những năm qua, phát triển kinh tế của huyện đã đạt được những thành quả khả quan, đáng khích lệ. Giá trị sản xuất nơng lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng từ 761,6 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 1.092,7 tỷ đồng năm 2018, tăng bình quân 5,78%/năm giai đoạn 2016 - 2018. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 22,18 triệu đồng năm 2016 lên 29,2 triệu đồng năm 2018. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nơng - lâm - thuỷ sản từ 46,26% năm 2016 xuống 43,66% năm 2018. Công nghiệp xây dựng tăng từ 36,6% lên 39,74%; thương mại dịch vụ giảm nhẹ từ 17,1% xuống 16,59%. Như vậy, mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp nhưng hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo của nền kinh tế huyện trong giai đoạn 2015 - 2018. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, cơ sở vật chất văn hoá xã hội cịn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)