2.3 Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã
2.3.4 Công tác đánh giá cán bộ công chức cấp xã
Công tác đánh giá CBCC cấp xã ở huyện Phú Lương đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, điều đó được thể hiện: Huyện ủy đã chỉ đạo Đảng ủy cấp xã nắm chắc và thực hiện đúng các bước trong đánh giá CBCC; trong quá trình đánh giá, phải quán triệt đến từng CBCC, đảng viên yêu cầu công tâm, khoa học, khách quan, trung thực cụ thể; cơ sở đánh giá là căn cứ vào tiêu chuẩn CBCC và hiệu quả công tác; sau khi nhận xét, đánh giá. Đảng ủy cấp xã có trách nhiệm kiểm tra mức độ phấn đấu, hiệu quả công tác của CBCC, đặc biệt chú trọng giúp đỡ CBCC khắc phục những mặt còn hạn chế. Trong quá trình đánh giá Huyện ủy chỉ đạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là đồng chí Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã đánh giá trước. Khi đánh giá phải thẳng thắn tự phê bình và chân thành tiếp thu ý kiến phê bình.
Đánh giá CBCC được sử dụng từ nhiều nguồn tin khác nhau, như từ ý kiến của chi bộ, dư luận xã hội, sự tham gia ý kiến của nhân dân thông qua các cuộc họp ở thơn, xóm… Sau khi tiếp nhận các nguồn thơng tin và thẩm tra lại, hiểu rõ hơn về CBCC, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt về các phương diện đạo đức, lối sống, quan hệ với quần chúng, từ đó có phương án bố trí, sử dụng đúng người, đúng việc.
Qua đánh giá đã giúp cho CBCC cấp xã nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm, phát huy mặt tích cực, nâng cao năng lực cơng tác.
Trong những năm vừa qua, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Phú Lương đã có nhiều cố gắng nâng cao trình độ chun mơn, cố gắng hồn thành cơng việc được giao và tu dưỡng đạo đức, học tập để hồn thiện mình trước u cầu nhiệm vụ. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.
Bảng 2.14 Kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Lương STT Năm Tổng số CBCC Xuất sắc Tốt Hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về năng lực Khơng hồn thành nhiệm vụ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % lượng Số Tỷ lệ % 1 2015 316 31 9,81 271 85,75 10 3,16 4 1,26 2 2018 334 36 10,77 294 88,02 4 1,19 1 0,29
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương”
Bảng 2.14 cho thấy kết quả đánh giá cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Lương cho thấy tỷ lệ cơng chức hồn thành nhiệm vụ trở lên năm 2018 là 99,70% (trong đó hồn thành xuất sắc nhiệm vụ là 9,81%, hoàn thành tốt nhiệm vụ là 85,75%, hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về năng lực là 3,16%) tăng so với năm 2015 là 98,73% ( trong đó hồn thành xuất sắc nhiệm vụ là 10,77%, hoàn Thành tốt nhiệm vụ là 88,02%, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là 1,19%).
Bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn một số hạn chế trong thực tiễn đánh giá mức độ hồn thành cơng việc đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay:
Một là, trong đánh giá đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay còn thiên về việc nhấn mạnh
khía cạnh phẩm chất đạo đức và các mối quan hệ xã hội, chưa chú trọng đúng mức đến trình độ, năng lực, hiệu quả cơng tác, mức độ hồn thành nhiệm vụ của người CBCC.
Hai là, đánh giá thực hiện công việc không được sử dụng như là phương tiện khoa học
của quản lý nhân sự. Kết quả đánh giá thực hiện công việc thường được làm theo kiểu phong trào, bình quân chủ nghĩa, dĩ hòa vi quý. Do đó, chất lượng đánh giá CBCC
chưa đúng thực chất, dẫn đến một số cán CBCC được bổ nhiệm, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo sau một thời gian làm việc khơng hồn thành nhiệm vụ được giao.
Ba là, sau đánh giá thì việc thực hiện cơng tác khen thưởng, xử lý kỷ luật CBCC chưa
tốt, người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực sự thì khơng được khen thưởng, ngược lại người làm việc không tốt lại được khen thưởng; hoặc sau khi kết luận CBCC có sai phạm, nhưng việc xử lý kéo dài; điều đó đã tạo ra tâm lý coi thường kỷ cương, kỷ luật và những biểu hiện tiêu cực khác trong một bộ phận CBCC.
Như vậy, công tác đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ CBCC cấp xã chưa thực sự tạo được động lực thúc đẩy đội ngũ CBCC cấp xã nâng cao trình độ, nâng cao ý thức hồn thành nhiệm vụ xuất sắc.