2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thá
2.2.1 Quy mô và cơ cấu đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã của huyện Phú
tỉnh Thái Nguyên
2.2.1.1 Quy mô đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: người
Hình 2.2 Biểu đồ quy mơ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018
Hình 2.2 cho thấy, quy mơ của đội ngũ CBCC cấp xã tăng dần từ năm 2015 cho tới năm 2017, có thể nói, quy mơ của đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Phú Lương có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là đội ngũ công chức xã đã được bổ sung đảm bảo đủ các chức danh cơng chức chun mơn. Tính đến thời điểm năm 2018, số lượng CBCC cấp xã có giảm nhẹ về số lượng do huyện Phú Lương đang thực hiện tinh giản biên chế và thực hiện một cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức danh nhằm nâng cao chất lượng CBCC, thu hút những người có trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn, phù hợp với vị trí việc làm,
nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước, tiết kiệm giảm chi phí thường xuyên theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
2.2.1.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Đánh giá chất lượng của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã huyện Phú Lương cần phải xem xét về cơ cấu đội ngũ, trong đó có cơ cấu về độ tuổi và giới tính, số lượng CBCC là người dân tộc.
Cơ cấu theo độ tuổi
Chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của bản thân cán bộ, cơng chức đó. Nó thể hiện sức khỏe, độ bền, sự trải nghiệm, khả năng giành thời gian cho công việc. Số lượng, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Phú Lương theo độ tuổi, giới tính được thể hiện cụ thể ở bảng 2.2.
Bảng 2.2 Cơ cấu về độ tuổi đội ngũ CBCC cấp xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015-2018 Năm Tổng số CBCC cấp xã Dưới 35 35 - 45 45 - 55 Trên 55 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người Tỷ lệ (%) Số lượng (người Tỷ lệ (%) Số lượng (người Tỷ lệ (%) 2015 316 48 15,18 138 43,67 85 26,89 45 14,24 2016 334 53 15,86 149 44,61 86 25,74 46 13,77 2017 350 57 16,28 152 43,42 95 27,14 45 12,85 2018 334 70 20,95 138 41,31 86 25,74 40 11,97
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015 -2018”
Bảng số liệu 2.2 cho thấy, nếu trong năm 2015 đội ngũ cán bộ trẻ dưới 35 tuổi chỉ chiếm 15,18%, thì đến năm 2018 số lượng CBCC trẻ đã tăng lên đáng kể đến 20,95%; giúp trẻ hóa đội ngũ, tăng cường khả năng sáng tạo trong công việc, tăng sự năng động và nhiệt tình từ những người trẻ tuổi, giảm thiểu tình trạng thụ động, ỷ lại, giảm sức ì của đội ngũ những CBCC lớn tuổi.
Nguyên nhân chính là trong 2 năm 2017, 2018 huyện đã tăng cường thêm đội ngũ CBCC trẻ và tinh giảm biên chế cho những CBCC đã có tuổi, làm việc khơng cịn hiệu
quả. Chính vì vậy, bảng số liệu về cơ cấu độ tuổi có xu hướng giảm số lượng những cán bộ cao tuổi và tăng số lượng đội ngũ cán bộ trẻ tuổi.
Cơ cấu theo giới tính, dân tộc
Bảng 2.3 Cơ cấu về giới tính và dân tộc thiểu số trong đội ngũ CBCC cấp xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015 – 2018
Năm CBCC cấp Tổng số xã Giới tính Dân tộc thiểu số Nam Nữ Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 2015 316 227 71,83 89 28,16 148 46,83 2016 334 239 71,55 95 28,44 151 45,20 2017 350 241 68,85 109 31,14 163 46,57 2018 334 221 66,16 113 33,83 158 47,30
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015 - 2018”
Bảng 2.3. cho thấy, có tỷ trọng CBCC nữ có xu hướng tăng, nhưng vẫn còn chênh lệch khá lớn về cơ cấu giới tính. Năm 2015, đa số CBCC xã trên địa bàn huyện là nam giới, chiếm tới 71,83% tổng số CBCC cấp xã. CBCC nữ chỉ chiếm 28,16%. Đến năm 2019, tỷ lệ CBCC nữ chiếm 33,83%, tuy nhiên so với CBCC là nam giới vẫn cịn có sự chênh lệch đáng kể.
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự bình đẳng giới trên mọi phương diện của cuộc sống nhưng trên thực tế sự tham gia của phụ nữ trong quản lý nhà nước cịn có sự chênh lệch rất đáng kể so với nam giới. Nguyên nhân là do phong tục tập quán còn lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, mà đa số cán bộ lại là người dân tộc nên bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những tư tưởng đó. Trong các xã vùng sâu vùng xa, phụ nữ khơng có tiếng nói nhiều, áp lực từ gia đình và họ tộc gây nên tư tưởng ái ngại, không dám tham gia những hoạt động mang tính chất xã hội. CBCC là nữ giới thường làm công tác vận động, tuyên truyền trong các đoàn thể, các hội như: Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Nơng dân... và cơng tác chun mơn như : Văn phịng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế tốn, Văn hóa - xã hội. Hai năm gần đây, đã xuất hiện một số CBCC cấp xã giới tính là nữ giữ các chức vị chủ chốt trong hệ thống
chính quyền cấp xã. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong xu thế hội nhập, dân chủ hóa đời sống chính trị xã hội của huyện Phú Lương nói riêng và của cả nước nói chung.
Do là huyện miền núi nên cơ cấu về dân tộc của đội ngũ CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số chiếm tới hơn nửa trong đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã huyện Phú Lương. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền đưa các chủ trương chính sách của nhà nước tới một bộ phận khơng nhỏ đồng bào dân tộc, nơi có tới một nửa dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.
CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số về bản chất thật thà, chất phát, ngay thẳng, tác phong công tác rất thực tế, sát dân, hiểu phong tục, tập quán, địa hình lãnh thổ, nói được tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương nên có thể làm tốt cơng tác quản lý, điều hành. Song hạn chế về kiến thức khoa học, tư duy lý luận, lôgic, suy nghĩ giản đơn dựa theo kinh nghiệm nên hiệu quả công việc chưa cao.