2.3 Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã
2.3.5 Chế độ đãi ngộ cán bộ,công chức cấp xã
Chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để họ có thể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hồn thành mục tiêu của cơ quan, tổ chức.
Phương tiện để thực hiện công tác đãi ngộ cán bộ, cơng chức là bao gồm hệ thống chính sách liên quan đến đãi ngộ cán bộ, cơng chức. Chính sách đãi ngộ cán bộ, cơng chức bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng.
Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lợi ích vật chất và tinh thần đan xen với nhau, trong phần thưởng về vật chất có phần thưởng về tinh thần, ngay cả mức lương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần cịn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất.
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, cơng chức cấp xã có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như công chức nhà nước: được hưởng chế độ lương do ngân sách nhà nước cấp; được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế bắt buộc, được hưởng chế độ hưu trí. Nhờ có chính sách đãi ngộ phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cán bộ công chức cấp xã đã nhận thức và thực hiện đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Kỷ cương hành chính được bảo đảm; phong cách, ý thức trách nhiệm và lề lối làm việc của công chức, nhất là công chức chủ chốt ở cơ sở có chuyển biến tiến bộ theo hướng sát dân và có trách nhiệm với dân hơn, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã hiện nay vẫn còn những tồn tại, vướng mắc, bất cập.
Bên cạnh những vướng mắc, bất cập về chức danh; cơ cấu và số lượng đội ngũ công chức cấp xã; chế độ bầu cử, tuyển dụng; quy định tiêu chuẩn công chức; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; việc chuẩn hóa và thực hiện liên thơng đối với cán bộ cơng chức cấp trên.v.v… thì những bất cập về chế độ, chính sách đãi ngộ (tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội) đối với công chức cấp xã là vấn đề đáng quan tâm nhất. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, về chế độ tiền lương:
Việc quy định mức lương (hay mức sinh hoạt phí trước đây) của cán bộ, cơng chức cấp xã được dựa theo nguyên tắc: lương bí thư, chủ tịch cấp xã tương đương mức lương trưởng, phó phịng cấp tỉnh; các chức danh sau đó được xếp thấp dần, tương ứng với vị trí chức vụ.
Bảng lương công chức ở xã, phường, thị trấn (ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang): Bí thư đảng ủy (dù có bằng cấp hay khơng có bằng cấp chun môn) đều được xếp bậc 1 với hệ số mức lương là 2,35 (tương đương một cán bộ có trình độ đại học, được xếp ngạch chuyên viên bậc 1 với hệ số mức lương là 2,34). Các cán bộ giữ chức vụ bầu cử, cứ sau 5 năm (đủ 60 tháng) hết nhiệm kỳ 1, được trúng cử làm việc tiếp nhiệm kỳ 2, thì từ tháng thứ 61 trở đi được hưởng lương bậc 2 theo bảng lương nêu trên. [17]
Sự bất cập ở đây là:
- Người có bằng cấp và người khơng có bằng cấp đều được hưởng hệ số lương như nhau; - Người công tác ở các xã, thị trấn có diện tích lớn, có số dân đơng, địa hình phức tạp, hay có nguồn thu ngân sách khác nhau… đều hưởng lương như nhau;
- Sau 5 năm (đủ 60 tháng) trúng cử ở nhiệm kỳ 2 mới được nâng bậc lương, bậc 2 đồng thời cũng là bậc cuối cùng trong bảng lương (khơng có các bậc lương tiếp theo). Sau hai nhiệm kỳ bầu cử (10 năm sau), lương của cán bộ công chức giữ chức vụ bầu cử sẽ thấp hơn lương cơng chức chun mơn có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên cơng tác (vì cơng chức chun mơn được nâng bậc lương thường xuyên (2 năm/bậc đối với ngạch cán sự, 3 năm/bậc đối với ngạch chuyên viên) còn cán bộ chuyên trách thì 5 năm/bậc. Trong khi đó cán bộ chuyên trách là những người giữ chức vụ chủ chốt, trách nhiệm rất nặng nề.
- Thứ hai, về chế độ phụ cấp: Một số chế độ phụ cấp của cơng chức cấp xã chưa có
quy định hoặc có quy định nhưng chưa thực hiện được (như 10% phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo của chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn)...
Thứ ba, về chế độ bảo hiểm xã hội:
Chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 thiên về nguyên tắc “đóng - hưởng”, chưa chú ý kết hợp với chính sách xã hội, tuổi về hưu và năm công tác của cán bộ công chức cấp xã làm cho cán bộ cơng chức cấp xã khó có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí.