5. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp (France)
Cộng hoà Pháp là một nước công nghiệp phát triển ở Châu Âu, đồng thời cũng là một nước sớm thực hiện chế độ công chức. Để quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, mỗi ngành ở Pháp đều có một “Hội đồng hành chính” các cấp. Chế độ tuyển công chức của nước Pháp, dựa trên hai nguyên tắc:
Nguyên tắc bình đẳng: không phân biệt nam, nữ, thành phần xuất thân, khuynh hướng chính trị, tôn giáo, văn hoá.
Nguyên tắc tuyển chọn loại ưu qua thi cử: công khai với hình thức viết và vấn đáp. Cơ quan tư pháp kiểm tra toàn bộ quá trình thi và tuyển dụng.
Công chức của Pháp được phân chia thành bốnloại:
- Loại A, là những người tốt nghiệp đại học, được bổ nhiệm lãnh đạo hay chức vụ cao.
- Loại B, là những người qua bậc trung học, là những công chức trung cấp. - Loại C, là công chức có bằng tốt nghiệp sơ cấp.
- Loại D là công chức có trìnhđộ văn hoá bậc tiểu học làm những công việc không đòi hỏi chuyên môn cao hoặc ít được đào tạo.
Từ những năm 60 nhà nước đã bắt đầu coi trọng việc đào tạo nghiệp vụ cho công chức. Trước hết là đào tạo những công chức làm việc trong Phủ Thủ tướng và
các Bộ trưởng đểlãnh đạo công chức cả nước. Ngành hành chính các cấp chịu trách nhiệm đào tạo công chức của đơn vị mình.Đào tạo nghiệp vụ cho công chức ở Pháp được phân thành hai loại:
Một là, đào tạo ở mức ban đầu: đối với công chức cấp cao, một bộ phận sau khi học cao đẳng chuyên khoa phải có nửa năm tập sự mới được xác định chức danh. Một bộ phận phải học cao đẳng tổng hợp, sau đó thực tập chuyên môn ở các bộ từ hai đến ba năm mới được xác định chức danh.
Hai là, nâng cao trình độ cho công chức đương nhiệm: muốn chuyển lên ngạch cao hơn, công chức đương nhiệm có thể tự nguyện đăng ký để tham gia thi, đơn vị chủ quản phải tạo điều kiện cho thí sinh ôn thi.
Hàng năm, công chức đều được đánh giá thực hiện công việc và khả năng nghiệp vụ của mình. Việc đánh giá tốt xấu đối với người công chức có liên quan trực tiếp đến việc nâng bậc, đề bạt công chức.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản (Japan)
Công chức ở Nhật Bản là những người được xã hội rất tôn trọng, được chế độ nhà nước rất ưu ái, vì quan chức Nhà nước Nhật Bản đều là những người ưu tú, được tuyển chọn qua những kỳ thi tuyển nghiêm túc bằng sự đào tạo, rèn luyện liên tục trên các cương vị khác nhau sau khi được tuyển dụng.
Hàng năm, Viện Nhân sự Nhật Bản (một cơ quan nhà nước độc lập với các bộ) mở 3 kỳ thi: kỳ thi tuyểnchọn quan chức nhà nước loại I (cao cấp), kỳ thi tuyển chọn quan chức nhà nước loại II và loại III. Những người được trúng tuyển loại I sẽ được đào tạo để trở thành cán bộ lãnhđạo trong tương lai. Những người trúng tuyển loại II và III hầu hết là những người làm việc chuyên môn. Số người tham gia thi tuyển công chức hàng năm ở Nhật Bản rất lớn. Mỗi năm nhà nước chỉ tuyển trên 1.000 công chức loại I, nhưng số người dự thi thường gấp 50 lần. Để được vào thi tuyển công chức loại I, các thí sinh trước hết phải là người tốt nghiệp ở những trường đại học lớn, có uy tín có truyền thống đào tạo nhân tài cho đất nước. Để thống nhất mặt bằng chung về chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước, các bộ không được mở kỳ thi riêng, mà chỉ được tuyển chọn công chức cho bộ mình trong số những người trúng tuyển tại các kỳ thi hàng năm do Viện Nhân sự tổ chức. Các công chức mới được tuyển vào các bộ tiếp tục được đào tạo với các nội dung sau:
Đào tạo qua kinh nghiệm làm việc ở nhiều cơ sở khác nhau trong bộ và ngoài bộ. Đào tạo tại các lớp huấn luyện, bồi dưỡng ở nhiều cấp khác nhau.
Đạo đức công chức là một nội dung được xem rất quan trọng trong chất lượng của công chức ở Nhật Bản. Đạo đức ở đây là sự chí công vô tư, thanh liêm tinh thần trách nhiệm cao, được hình thành qua các quá trình đào tạo, tuyển dụng nghiêm ngặt, cụ thể là:
Thứ nhất, chế độ thi tuyển công khai, công bằng, nên chỉ những người ưu tú mới được tuyển dụng làm công chức nhà nước. Họ được sự tôn trọng, tin tưởng trong xã hội và có niềm tự hào với trọng trách do xã hội giao phó.
Thứ hai, đời sống công chức nhà nước ở Nhật Bản được bảo đảm suốt đời qua các chế độ về nhàở, lương bổng, hưu trí.
Thứ ba, sự giám sát và phê phán của xã hội đối với công chức nhà nước rất chặt chẽ, nghiêm khắc làm cho công chức nhà nước phải hết sức giữ gìn, thận trọng.
Thứ tư, nhiệm kỳ của các cán bộ lãnh đạo trong bộ thường rất ngắn, chỉ hai năm, nên cơ cấu công chức nhà nước luôn luôn được trẻ hoá, dễ tránh được những tiêu cực về đặc quyền, đặc lợi.