Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện đồng hỷ (Trang 35 - 39)

1.2 Quản lý nhà nước về xây dựng

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xây dựng

1.2.3.1 Những nhân tố chủ quan *Quy hoạch

Quy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt động của xây dựng cơ bản.

Thực tế, xây dựng cơ bản trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí cơng trình đầu tư, các cơng trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá sản. Quy hoạch dàn trải sẽ làm cho hoạt động xây dựng cơ bản manh mún, nhỏ lẻ, ít hiệu quả. Nhưng nếu khơng có quy hoạch thì hậu quả lại càng nặng nề hơn.

Nhà nước không những chỉ quy hoạch cho xây dựng cơ bản của nhà nước mà còn phải quy hoạch xây dựng cơ bản chung, trong đó có cả hoạt động xây dựng cơ bản của tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Khi đã có quy hoạch cần phải công khai quy hoạch để người dân và các cấp chính quyền đều biết. Trên cơ sở quy hoạch, về hoạt động xây dựng cơ bản của nhà nước, nhà nước cần phải đưa vào kế hoạch đầu tư, khuyến khích các khu vực có nguồn vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo.

* Năng lực bộ máy và quản lý hành chính Nhà nước

Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động xây dựng cơ bản. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nếu năng lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì khơng thể tạo hiệu quả cao trong xây dựng cơ bản. Tổ chức bộ máy tham gia vào hoạt động xây dựng cơ bản rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kế hoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấu thầu, thi cơng, nghiệm thu quyết tốn, đưa cơng trình vào sử dụng.

Cơng tác quản lý hành chính nhà nước trong xây dựng cơ bản cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Thực tế cho thấy nếu quản lý nhà nước yếu kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng cơ bản cần phải đổi mới quản lý hành chính nhà nước.

1.2.3.2 Nhóm nhân tố khách quan

* Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng

Hệ thống các chính sách pháp luật về xây dựng nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng phải được thể chế hoá. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý

điều chỉnh hoạt động xây dựng cơ bản. Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động xây dựng cơ bản và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động xây dựng cơ bản.

Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản. Hệ thống chính pháp pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xây dựng cơ bản.

* Các văn bản quy phạm pháp luật

Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cơ bản được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy các chính sách pháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi mà bản thân nó khơng cịn đáp ứng được u cầu trong tình hình mới đã thay đổi. Để có thể quản lý xây dựng cơ bản được tốt, nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tình hình xây dựng cơ bản để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật về xây dựng cơ bản cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng cơ bản.

* Môi trường cạnh tranh trong đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước

Trong xây dựng cơ bản của nhà nước thường tính cạnh tranh khơng cao. Về nguyên tắc, nhà nước thường xây dựng cơ bản vào những vùng, miền, lĩnh vực mà xây dựng tư nhân không muốn làm, không thể làm, không được làm. Nhà nước thường đầu tư vào những nơi mà lợi ích kinh tế xã hội nói chung được coi trọng hơn lợi ích kinh tế thuần tuý. Vì vậy, mơi trường cạnh tranh trong xây dựng cơ bản của nhà nước về lý thuyết nhìn chung thường ít khốc liệt, thiếu minh bạch. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xây dựng cơ bản. Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh thực chất trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của nhà nước để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng.

* Quản lý đất đai trong đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước

gây cản trở lớn cho cơng tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Không it các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng khơng có chứng thư pháp lý, vi phạm pháp luật về đất đai. Tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện trong nhân dân do khơng có giấy tờ hợp pháp hay hợp lệ hoặc vì một quyết định sai chính sách trong thời gian qua khơng giảm. Vì vậy, việc tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao năng lực thể chế, ổn định pháp chế trong xã hội là những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ đất đai. Đồng thời, nó có tác động rất lớn đối với việc thực hiện công tác đền bù, tái định cư trong thời kỳ hình thành và phát triển thị trường bất động sản.

Trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thì nội dung về điều tra, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính là nội dung rất quan trọng, là cơ sở để thực hiện những nội dung sau, đồng thời nó phản ánh hiện trạng sử dụng đất của khu vực dự án. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương công tác này được thực hiện rất chậm, mới chỉ có khoảng 40-50% số đơn vị cấp xã có bản đồ địa chính. Những hạn chế của cơng tác này làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý đất đai ở các địa phương và trực tiếp là công tác xây dựng dự án đền bù thiệt hại trong cơng tác giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Về công tác phân hạng và phân loại đất:Việc xác định chất lượng đất là cơ sở để xác định giá trị sinh lợi của mảnh đất trong điều kiện và trình độ thâm canh như nhau. Từ đó định ra giá trị quyền sử dụng đất hoặc lập bảng giá đất giúp cho việc xây dựng phương án đền bù chính xác, cơng bằng khi thu hồi đất. Thực tế đã chứng minh vai trị của cơng tác phân hạng và phân loại đất.Ở nhiều địa phương do việc phân hạng đất đai thiếu cơ sở khoa học dẫn đến hậu quả định giá đền bù khó khăn, thiếu chính xác gây bất hợp lý trong việc xác định giá đất khi đền bù thiệt hại.

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp cơ sở khoa học kỹ thuật, khoa hoc xã hội để phân chia đất đai theo loại sử dụng nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất. Đối với cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, nó chi phối từ khâu hình thành dự án đến khâu cuối cùng giải phóng mặt bằng và lập khu tái định cư. Hiện nay, trên phạm vi cả nước có khoảng 60% đơn vị cấp huyện có quy hoạch và 50% đơn vị cấp xã có quy hoạch . Những nơi chưa có quy hoạch kế hoạch sử

dụng đất, công tác quản lý đất đai yếu kém, số liệu không đảm bảo độ tin cậy, việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng không sát với thực tế thì ở đó cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư gặp nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện đồng hỷ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)