Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện đồng hỷ (Trang 90 - 94)

Từ thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình tại huyện Đồng Hỷ còn nhiều thiếu sót và chưa thực sự đạt hiệu quả và căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng ở chương 2 về công tác tăng cường công tác quản lý chất lượng (số công trình vi phạm

trung bình hồ sơ thiết kế, dự toán công trình là 7, kiểm tra chất lượng công trình là 4,2, vi phạm tiến độ thi công xây dựng là 8,25 công trình, vi phạm bàn giao, thanh quyết toán vi phạm là 8,50 công trình), để cải thiện công tác tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình, lựa chọn đề xuất một số nội dung sau.

+ Tăng cường công tác giám sát cộng đồng trong việc giám sát xây dựng để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định; các việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của nhà nước gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Để tránh tình trạng lãng phí vốn khi tiến hành thi công xây lắp cần sử dụng vật tư, vật liệu đúng quy cách, đảm bảo chất lượng, không được tùy tiện thay đổi quy cách của vật liệu nếu không được sự đồng ý của cơ quan thiết kế. Lãng phí trong thi công xây dựng công trình ở khâu này tình trạng phổ biến là các nhà thầu giảm bớt khối lượng vật liệu, thi công không theo đúng thiết kế được duyệt, thay đổi chủng loại vật liệu, thiết bị không đúng yêu cầu của thiết kế. Bên cạnh đó là công tác giám sát thi công không làm đúng theo quy định nh- không theo dõi, giám sát chất lượng vật liệu, thay đổi chủng loại vật liệu, thiết bị có phẩm chất xấu theo yêu cầu thiết kế, bổ sung thiết kế là những điều kiện làm thất thoát vốn đầu tư.

+ Cần phối hợp hoạt động thường xuyên giữa bộ phận thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong xây dựng. Đảm bảo răng chất lượng công trình xây dựng luôn được theo dõi, đôn đốc nhằm phát hiện nhanh chóng và kịp thời những sự cố công trình phát sinh để tìm biện pháp hữu hiệu, tháo gỡ kịp thời, tránh hiện tượng dự án bị bỏ lỡ gây lãng phí vốn và thời gian đầu tư.

+ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng: Ở cấp thành phố, cần bổ sung lực lượng chuyên môn kỹ thuật bằng các biện pháp kinh tế hoặc cử nhân và khuyến khích các đối tượng đi học hệ tại chức. Ở cấp xã, cần được biên chế cán bộ chuyên môn (trình độ trung cấp trở lên), trước mắt ưu tiên cho các phường; Chủ động khuyến khích đào tạo người địa phương đi học hệ tại chức, cao đẳng, trung cấp bằng cơ chế hỗ trợ kinh tế. Song song với các biện pháp trên cần tổ

chức đánh giá, phân loại lực lượng cán bộ, công chức, viên chức hiện có để lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ.

+ Thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng khác đối với nhà thầu thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng, điều kiện năng lực, nhiệm vụ được giao. Đối với công tác kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc trong giai đoạn thẩm định. Nâng cao vai trò của các trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng, mức độ phát huy của các đơn vị thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng trên địa bàn, đề xuất các vấn đề cần giải quyết.

+ Đầu tư và phát triển kinh tế đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Nhưng qua các năm hoạt động đầu tư phát triển kinh tế là tạo được một số thành tích nhất định như tạo ra năng lực, cơ sở vật chất mới, kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nền kinh tế đã có sự thay đổi về chất song những thành tích đó còn kém so với các vùng kinh tế khác của cả tỉnh. Vì vậy để quy mô vốn đầu tư tăng nhanh, hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế được nâng cao, góp phần khắc phục khó khăn cần có những giải pháp trong việc huy động vốn đầu tư.

+ Xây dựng kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu của địa phương, dựa trên khả năng huy động nguồn lực, thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải có mục tiêu rõ ràng, đảm bảo tính khoa học và tính đồng bộ, phù hợp với các quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được duyệt. Kế hoạch đầu tư phải có độ tin cậy và tính tối ưu đồng thời đảm bảo tính linh hoạt để có thể đạt mục tiêu đề ra trước những biến động của môi trường. Đưa ra thật nhiều giải pháp lựa chọn, sau đó chọn ra cái tối ưu nhất dựa trên các thông số đã thiết lập ban đầu.

+ Về cơ chế, chính sách: Ngành xây dựng cần tham mưu để UBND huyện chỉ đạo ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn; tăng cường chính sách thu hút nhân lực và nhân tài (đã có chính sách thu hút nhân tài nhưng chưa đủ mạnh).

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng: Hoạt động giám định chất lượng cần được quan tâm để đánh giá được chính xác, toàn diện về chất lượng công trình. Muốn vậy, phải tăng cường năng lực cho

Trung tâm kiểm định chất lượng, đồng thời khuyến khích hoạt động của các tổ chức kiểm định độc lập khác.

+ Xây dựng hệ thống bộ máy quản lý chất lượng ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Như đã nói ở trên, chất lượng công trình xây dựng được hình thành từ khâu khảo sát, thiết kế, thế nhưng hầu hết các dự án, việc thành lập Ban quản lý dự án hoặc thuê tư vấn Ban quản lý dự án chỉ tiến hành ở cuối giai đoạn chuẩn bị đầu tư hoặc đầu giai đoạn thực hiện đầu tư nên Chủ đầu tư không kiểm soát được chất lượng khảo sát, thiết kế.

+ Chủ đầu tư thành lập bộ phận tổng hợp có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của tư vấn QLDA và tư vấn giám sát (trường hợp Chủ đầu tư không có năng lực): Điều này rất cần thiết vì tư vấn Ban quản lý dự án và tư vấn giám sát được chủ đầu tư thuê để kiểm tra các nhà thầu khác. Để làm được chức năng này, bộ phận tổng hợp cần được đào tạo nhanh về nghiệp vụ nhằm nắm được trách nhiệm và trình tự, nội dung nhiệm vụ mà các nhà thầu phả thực hiện.

+ Có kế hoạch và biện pháp lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện, năng lực: Chủ đầu tư phải kiểm tra thực tế chứ không chỉ kiểm tra trên hồ sơ, đồng thời kết hợp nhiều kênh thông tin để xác định chính xác điều kiện, năng lực của nhà thầu trước, trong khi đấu thầu và trong quá trình thực hiện hợp đồng.

+ Quản lý bằng phương pháp hành chính và hợp đồng kinh tế: Phương pháp hành chính là truyền đạt các yêu cầu của chủ đầu tư thông qua các “phiếu yêu cầu” hoặc “phiếu kiểm tra”, báo cáo thường xuyên bằng “phiếu”. Cần quản lý chất lượng bằng hợp đồng kinh tế. Theo đó, các yêu cầu về chất lượng cần được thể hiện chi tiết trong hợp đồng (hoặc phụ lục hợp đồng). Đây là yêu cầu pháp lý bắt buộc. Lâu nay tình trạng hợp đồng kinh tế chỉ là thủ tục, nhất là không được quan tâm sử dụng để quản lý chất lượng, dẫn đến các tranh chấp về chất lượng không giải quyết được. Nói chung, muốn nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình, cần chú trọng tới các vấn đề sau: Quy định rõ ràng về công tác phối hợp quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại Thái Nguyên; Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và chất lượng.

Quan tâm đến công tác giám sát của nhân dân. Số lượng thong tin cung cấp của nhân dân sẽ khắc phục được tồn tại thiếu thông rin và thông tin chậm; Phối hợp hoạt động thường xuyên giữa bộ phận thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình với Thanh tra xây dưng, tránh chồng chéo trong khâu tổ chức; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong xây dựng. Đảm bảo công trình luôn được theo dõi nhằm phát hiện nhanh chóng và kịp thời xử lý các sự cố phát sinh; Thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng khác đối với nhà thầu thiết kế, thầu giám sát thi công. Kiểm tra điều kiện năng lực, nhiệm vụ được giao; Quán triệt quá trình kiểm tra được thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc; Nâng cao vai trò của các trung tâm kiểm định chất lượng.

- Chất lượng công trình chính là bộ mặt của nhà đầu tư cũng như thầu thi công hay các đơn vị có liên quan. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình cũng là xây dựng công trình với chất lượng đảm bảo hơn.

Các đồ án quy hoạch xây dựng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, với chiến lược lâu dài và đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư xây dựng lớn. Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu sẽ làm tăng cơ hội đầu tư và phát triển đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện đồng hỷ (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)