Các tiêu chí đánh giá về cơng tác quản lý nhà nước về xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện đồng hỷ (Trang 33 - 35)

1.2 Quản lý nhà nước về xây dựng

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá về cơng tác quản lý nhà nước về xây dựng

* Những căn cứ pháp lý

Căn cứ pháp lý được xem là cơ sở để kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật.

Nhà nước quản lý các hoạt động xây dựng căn cứ trên các văn bản, chỉ thị, quy định về xây dựng. Bao gồm:

- Hệ thống luật: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13; Luật Đất đai số 45/2013/QH13; Luật Nhà ở số 65/2014/QH13; Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13.

- Các Nghị định: NĐ 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình; NĐ 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; NĐ 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng; NĐ 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư; NĐ 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

- Các Thông tư: TT 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng; TT 03/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu xây lắp; TT 09/2011/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu tư vấn.

dụng vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu.

- Các Định mức kinh tế kỹ thuật: ĐM dự toán xây dựng cơng trình 1776 (phần xây dựng), 1777 (phần lắp đặt), 1778 (phần sửa chữa), 1779 (phần khảo sát).

- Các quy chuẩn: QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng.

- Ngồi ra, các quyết định, cơng văn,… cũng được Nhà nước sử dụng như một công cụ pháp lý để quản lý xây dựng.

* Căn cứ vào quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng chịu sự tác động từ trên xuống của chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Quy hoạch chung tỉnh, thành phố phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội toàn quốc, vùng lãnh thổ, tỉnh, thành phố và quận, huyện liên quan. Quy hoạch chi tiết nhằm cụ thể hoá quy hoạch chung, quy hoạch phân khu lại phụ thuộc vào tất cả các quy hoạch chiến lược trên và chiến lược phát triển theo ngành. Căn cứ vào các kế hoạch quy hoạch đó, Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp để quản lý về xây dựng ngoài nước vào đâu tư. Một lượng vốn lớn sẽ được đưa vào mỗi địa phương, theo đó giải quyết được nhiều vấn đề cả về mặt xã hội.

- Tính chủ động sáng tạo và thống nhất trong hoạt động quản lý:

Thực chất của hoạt động quản lý nhà nước là tổ chức thực hiện pháp luật và các chủ trương chính sách của chính quyền cấp trên vào cuộc sống. Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia. Đối với nước ta, đó là chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

- Đảm bảo tính kinh tế, chống thất thốt lãng phí:

Đảm bảo tính kinh tế đó là những chi phí tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được về ngân sách, thời gian, lực lượng tham gia và những chi phí khác có liên quan đến quản lý nhà nước.

Chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là vấn đề hết sức quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý đầu tư. Vốn đầu tư thất thoát diến ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và xây dựng thực trạng đầu tư không theo quy hoạch được duyệt, khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ, khơng đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ mơi trường, điều tra thăm dị thị trường khơng kỹ; chủ trương đầu tư không đáp ứng đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức nguồn vốn đầu tư, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng khơng phát huy tác dụng, gây lãng phí lớn. Ngồi ra, do năng lực quản lý điều hành kém của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng gây ra thất thốt, lãng phí vốn đầu tư.

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được ban hành và áp dụng với tất cả các cơng trình xây dựng trên cả nước, để Nhà nước quản lý xây dựng một cách có hệ thống, một cách đồng bộ hơn.

Ứng với từng giai đoạn thực hiện, từng dạng cơng trình và từng kết cấu cơng trình mà có các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng riêng, ví dụ:

- Giai đoạn khảo sát địa chất: TCVN 5747:1993 về phân loại đất xây dựng; TCVN 4419:1987 về nguyên tắc cơ bản khảo sát cho xây dựng.

- Dạng cơng trình giao thơng: TCVN 5729 : 1997 về tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô cao tốc; TCXDVN 104:2007 về yêu cầu thiết kế đường đô thị.

- Kết cấu cơng trình: TCVN 5574:1991 - tiêu chuẩn thiết kế với kết cấu bê tông cốt thép; TCVN 7570 : 2006 - tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật cốt liệu cho bê tông và vữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện đồng hỷ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)