Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, ổn định về mặt xã hội trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện đồng hỷ (Trang 103)

định, báo cáo kết quả thẩm định báo cáo ĐMC,Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất (nếu có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng) về bảo vệ môi trường đối với các đơn...Trong đó có các chỉ tiêu quản lý các công trình hạ tầng về thoát nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn (suất đầu tư, định mức kinh tế – kỹ thuật)… đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

3.2.8 Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, ổn định về mặt xã hội trên địa bàn huyện huyện

Nguyên nhân chủ yếu khiến công tác giải phóng mặt bằng chậm so với kế hoạch do mấy lý do:

- Thứ nhất, công tác phối hợp tuyên truyền giữa các cấp, các ngành để vận động nhân dân chấp hành chủ trương thu hồi đất, hiểu rõ quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa cụ thể và kịp thời.

- Thứ hai, do nguồn kinh phí bồi thường cấp chưa kịp thời so với nhu cầu nên ảnh

hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Chính sách, pháp luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi, gây tâm lý trông chờ, so bì trong nhân dân.

nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể và trên thực tế khó thực hiện.

- Thứ tư, do nhiều dự án chưa có sẵn quỹ đất tái định cư, nên khi giải tỏa không chủ

động được việc bố trí tái định cư và nhu cầu đất ở, chuyển đổi nghề nghiệp. Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề chủ yếu thực hiện việc chi trả bằng tiền, chưa có giải pháp cụ thể để ổn định đời sống, chuyển đổi nghề, nhất là các hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp, nên thường dẫn đến tình trạng người dân chưa đồng ý với mức giá bồi thường, hỗ trợ và cho rằng giá bồi thường chưa đúng với giá thị trường, nên khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai, xây dựng tại cấp xã còn buông lỏng, chưa xử lý

kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất, chuyển mục đích, chuyển nhượng, xây dựng trái phép nên khi huyện thu hồi đất không được bồi thường, dẫn đến việc không chấp hành bàn giao mặt bằng. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa đó là một số chủ đầu tư do không đủ năng lực thực hiện dự án, cố tình trì hoãn kéo dài. Có trường hợp chỉ còn vài hộ chưa đền bù giải tỏa được nhưng chủ đầu tư không tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết, lấy cớ đó để không triển khai dự án. Hồ sơ kỹ thuật quản lý đất đai thiếu cập nhật biến động kịp thời nên việc quy chủ, xác nhận nguồn gốc đất đai chậm và thiếu chính xác, dẫn đến công tác thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường một số dự án còn chậm so với quy định. Các cấp thẩm quyền còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý một số trường hợp cố tình dây dưa, chây ỳ không bàn giao mặt bằng.

* Để tháo gỡ những khó khăn đó, theo chức năng được giao, thời gian tới huyện cần có những giải pháp là:

- Việc khiếu nại bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện nay chủ yếu là khiếu nại về giá đất, tài sản trên đất. Vì vậy, khi xây dựng bảng giá đất hàng năm huyện cần chú trọng đến yếu tố khả năng sinh lợi của từng khu vực, vị trí đất, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp để xác định mức giá cho phù hợp với giá trị thực tế. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung đơn giá vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi cho phù hợp giá trị thực tế tại thời điểm bồi thường. Vận dụng tối đa chế độ, chính sách trong bồi thường, giải phóng mặt bằng để đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất là việc cần tính đến. Cùng với đó, huyện

cần thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp tỉnh để chỉ đạo quyết liệt và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án, nhất là các dự án lớn, trọng điểm. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cùng với hệ thống chính trị, các chủ dự án và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phải có sự phối hợp đồng bộ trong tuyên truyền, vận động và công khai minh bạch chủ trương, chính sách, chế độ bồi thường cho người dân biết nhằm tạo sự đồng thuận, để ủng hộ dự án. Các cơ quan quản lý đất đai các cấp từ cơ sở đến huyện cần cập nhật kịp thời các biến động về đất đai vào bản đồ địa chính, sổ địa chính để phục vụ công tác quản lý đất đai nói chung và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng như: xác nhận nguồn gốc đất đai, quy chủ, lập hồ sơ bồi thường được thuận lợi hơn. Các đơn vị được giao đo đạc, quy chủ bước đầu làm cơ sở cho việc thu hồi đất phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, công khai, thực hiện đúng quy trình thủ tục, kết quả đo đạc, quy chủ đảm bảo tính chính xác cao. Chính quyền các địa phương cần nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, kiên quyết đối với các trường hợp lấn chiếm đất, chuyển mục đích xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, nhất là đối với đất đã quy hoạch. Cùng với đó, huyện nên quan tâm xây dựng thêm các khu tái định cư đồng bộ, bảo đảm đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Bố trí đủ, kịp thời kinh phí bồi thường, hỗ trợ để chi trả cho người bị thu hồi đất và giải quyết đơn thư khiếu nại, kiến nghị của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng một cách kịp thời, nếu phát hiện các quy định chưa hợp lý cần kịp thời kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Kết luận chương 3

Để rõ hơn về huyện Đồng Hỷ, chương 3 của luận văn đã đề cập tới các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện.

Tình hình quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện qua một số năm gần đây cho thấy, công tác quản lý diễn ra tương đối đạt hiệu quả, góp phần xây dựng huyện Đồng Hỷ trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc vùng miền. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và nguyên nhân của nó. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để công tác quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng là một

thế hội nhập, tác động lớn đến sự phát triển của tỉnh, vùng liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Để làm tốt công tác này cần có sự chung tay của cả cộng đồng xã hội để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng; cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trên địa bàn thành phố; xác lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt. Đây là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý nhà nước có thể áp dụng nhằm nâng cao công tác quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 3 của luận văn cũng đã đề cập đến một số giải pháp giải quyết vấn đề này.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động xây dựng là hoạt động luôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, mang nguy cơ rủi ro cao và có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Yêu cầu sản phẩm đầu ra của hoạt động xây dựng là không được có phế phẩm. Mặt khác, hoạt động xây dựng có liên quan trực tiếp đến lợi ích Nhà nước và lợi ích cộng đồng nên bất cứ một quốc gia nào từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển cũng phải chú trọng, nâng cao hiệu lực QLNN. Nói cách khác, công tác quản lý nhà nước về xây dựng là vô cùng quan trọng.

Nhà nước quản lý xây dựng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ thông qua phòng kinh tế - hạ tầng trực thuộc UBND huyện Đồng Hỷ. Trách nhiệm của phòng kinh tế - hạ tầng là quản lý các vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý việc lập quy hoạch của địa phương, ban hành các quy định về định mức, đơn giá xây dựng, hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình,... Với sự quản lý của UBND huyện, hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố luôn được đảm bảo tính công bằng, công khai, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngày càng được tăng cường, kinh tế xã hội ngày càng được phát triển góp phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng năm, tăng tiềm lực kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân trên địa bàn. Song hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều tồn tại vẫn chưa được giải quyết như việc quy hoạch chưa đúng hướng, đầu tư còn dàn trãi, kém hiệu quả, nợ đọng trong đầu tư tăng cao đang trở thành vấn đề cần quan tâm. Các hiện tượng tiêu cực trong đầu tư xây dựng làm ảnh hưởng trực tiêp đến chất lượng công trình, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của nhà nước. Việc phân tích đánh giá tình hình đầu tư xây dựng cơ bản và đưa ra được những giải pháp khắc phục có vai trò rất quan trọng. Vì vậy đề tài này tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư xây dựng cơ bản và đưa ra một số giải pháp nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Đồng Hỷ góp phần vào việc thực hiện thắng lợi quy hoạch tổng

Trong những năm qua, huyện Đồng Hỷ đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, quá trình phát triển hội nhập kinh tế của huyện cũng đem tới nhiều nhân tố, vấn đề mới trong hoạt động xây dựng. Chính vì thế, quá trình quản lý nhà nước về xây dựng cũng gặp phải không ít khó khăn và bộc lộ nhiều thiếu sót. Mục tiêu của ngành xây dựng thành phố trong thời gian tới, là tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước bằng những cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh. Hướng tới xây dựng huyện Đồng Hỷ ngày càng phát triển, trở thành đô thị văn minh, hiện đại hơn.

2. Kiến nghị

Để nâng cao công tác quản lý nhà nước về xây dựng huyện Đồng Hỷ đạt được hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành quan tâm đầu tư về vốn, chuyển giao kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để thực hiện các chương trình dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện cũng như thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

Quản lý nhà nước về xây dựng là một hoạt động vô cùng khó khăn và phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều lĩnh vực. Trước những yêu cầu mới, để công tác quản lý hoạt động xây dựng được đảm bảo, tác giả có đề xuất một số giải pháp.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Và chú trọng đến công tác bồi dưỡng đạo đức cho cán bộ quản lý.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình. Bao gồm: Triển khai áp dụng pháp luật trong công tác QLCL công trình xây dựng; Mô hình QLCL công trình tại địa phương; Công tác kiển tra và chứng nhận sự phù hợp.

Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý nhà nước với hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính đầy đủ, dễ áp dụng.

hoạch vùng và quy hoạch chi tiết.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về trật tự xây dựng. Hoàn chỉnh đội ngũ kiểm tra, thanh tra công trình và hoàn chỉnh đề án thành lập Thanh tra xây dựng với kế hoạch cụ thể.

Quy hoạch khu dân cư huyện Đồng Hỷ đã được nghiên cứu xây dựng theo đúng quy trình của Luật Đất đai, Luật Xây dựng đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ quy hoạch. UBND thành phố Thái Nguyên trình HĐND thành phố thông qua, trên cơ sở đó UBND huyện trình UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt và đưa vào thực hiện.

Với những vấn đề được cập nhật trong luận văn, tác giả hi vọng góp một phần nào đó trong việc tăng cường công tác quản lý xây dựng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo cùng bạn bè và đồng nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Từ Phú Hưng (2000), Giáo trình quản trị dự án & xây dựng, Đại học Công nghệ Sài Gòn;

[2] Nguyễn Bá Uân (2012), Bài giảng Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Đại học

Thủy Lợi;

[3] Giáo trình Tổ chức thi công – Đại Học Kiến Trúc, Hà Nội

[4] Trần Văn Trà (2014), “Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn

huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế,

Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[5] Lê Thanh Hiếu (2014), “Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

tại tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[6] Nguyễn Thế Anh (2015), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[7] Nguyễn Thắng Đại (2017), “Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ kinh

tế, Trường Đại học thủy lợi.

[8] Lê Thanh Hiếu (2014), Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

tại tỉnh Thanh Hóa, Kho Luận Văn;

[9] Trần Thế Anh (2015), Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân

sách trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Kho Luận Văn;

[10] Trần Văn Trà (2014), Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn

huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh, Kho Luận Văn;

[11] Lý Bách Chấn, Đầu tư và liên doanh- -Khoa Quản trị kinh doanh, Đại Học Kỹ

Thuật Công Nghiệp

năm 2030, Quyết định phê duyệt số 1536/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng

chính phủ;

[13] Phòng Kế hoạch - Đầu tư Đồng Hỷ(2017), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

phát triển KT-XH năm 20016 - 2017của TPTN;

[14] Phòng kinh tế hạ tầng huyện Đồng Hỷ (2017), Danh mục các DA được chấp thuận đầu tư tính đến T6/2015 và danh mục các DA được cấp phép ĐTXD năm 2015 -2017 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

[15] "Thông tin chính giới thiệu về đầu tư tại Thái Nguyên", họp báo ngày 22/9/2004, Hà Nội;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn huyện đồng hỷ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)