Quan điểm trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 81)

3.1 Quan điểm và định hướng trong tổ chức quản lý nhằm chống thất thu thuế

xuất nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

3.1.1 Quan điểm trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn.

3.1.1.1 Quản lý thuế để dảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nước

Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước. Do vậy việc quản lý thuế là nhiệm vụ chung của cơ quan quản lý thuế, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan. Quan điểm này đã được cụ thể hóa bằng Luật Quản lý thuế số78/2006/QH11 đã quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về thuế.

Đối với đơn vị có số thu ngân sách tương đối lớn như cửa khẩu Hữu Nghị, việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách được giao hàng năm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đểđạt được mục tiêu này, đòi hỏi công tác quản lý thuế phải được tăng cường sát sao ở tất cả các khâu, các bộ phận, đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện chếđộ chính sách thuế, quy trình thủ tục kiểm tra thuế, đôn đốc thu hồi nợ thuế… Như vậy sẽ hạn chế được những sai sót, nhầm lẫn trong thực thi chế dộ chính sách về thuế, đồng thời thu đúng, đủ và kịp thời vào NSNN.

3.1.1.2 Quản lý thuế nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Công tác quản lý thuế mặc dù có sự độc lập tương đối song không tách biệt mà gắn liền với công tác quản lý hàng hóa XNK. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công tác quản lý thuế nói chung, quản lý thuếđối với hàng hóa nhập khẩu nói riêng phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó có hoạt động NK. Cụ thể:

- Đơn giản hóa thủ tục: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK càng đơn giản, hiện đại, minh bạch, hài hòa với các quy định của thông lệ quốc tế thì càng dễ dàng cho cả cơ quan Hải quan cũng như chủ thể NK trong quá trình tiếp cận và triển khai thực hiện. Theo xu hướng phát triển chung của Hải quan thế giới, hệ thống thủ tục hải quan của Việt Nam đã chuyển từ thủcông sang điện tử và đang tiến tới tựđộng. Phần

lớn quy trình thủ tục được thực hiện thông qua mạng Internet nên thông tin trao đổi giữa cơ quan Hải quan và chủ thể NK rất nhanh chóng, chính xác. Do đó sẽ giảm hẳn lượng hồsơ giấy, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả cơ quan Hải quan và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động NK. Đồng thời cũng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc giữa công chức Hải quan với chủ thể NK nên sẽ hạn chế hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ Hải quan.

- Công khai, minh bạch các quy định về quản lý hải quan: Bộ thủ tục hải quan và các thông tin có liên quan đến chế độ, chính sách điều hành XNK, chính sách thuế được cập nhật thường xuyên và công khai trên website của Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, đảm bảo minh bạch, giúp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhập khẩu chủđộng nghiên cứu thực hiện.

- Áp dụng phương pháp quản lý hiện đại: Bên cạnh việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý của cơ quan Hải quan, sự phối hợp, kết nối thông tin giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan hữu quan (Thuế, Ngân hàng, Kho bạc…), với các Bộ, ngành (Công thương, Xây dựng, Y tế, NN&PTNT…) cũng là điều kiện rất quan trọng để xây dựng cơ chế thủ tục hải quan 1 cửa. Khi đó thủ tục hải quan sẽ càng đơn giản hơn, thuận lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước.

3.1.1.3 Quản lý thuế nhằm nâng cao tính tự giác và ý thức tuân thủ pháp

Việc khai thuế, tính thuếđược quy định tại Luật Quản lý thuế: Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồsơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuếđều phải thực hiện nguyên tắc tự tính, tự khai, tự nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của chính phủ.

Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một phương thức quản lý thuếđược xây dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế. Theo cơ chế này cơ quan Hải quan không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân nhưng sẽ tiến hành phúc tập hồ sơ, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuếnhư không nộp thuế, trốn thuế, gian lận về thuế.

Áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp, cơ quan quản lý thuế phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giải đáp các vướng mắc về chính sách, chế độ thủ tục về thuế mà các tổ chức, cá nhân thường gặp trong quá trình kê khai nộp thuế để đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nước.

Cơ chế tự khai, tự nộp là cơ chế quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, nó cho phép các cơ quan thuế phân bổ nguồn lực theo hướng chuyên môn hóa, chuyên sâu trong quản lý cải tiến các quy trình quản lý rõ ràng làm tăng sự minh bạch trong quản lý thuế, đồng thời làm giảm bớt chi phí quản lý, thúc đẩy cải cách hành chính thuế.

3.1.1.4 Đường lối đổi mới của Tổng cục Hải quan:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, ngành Hải quan đang gấp rút nghiên cứu, cải tiến thủ tục hải quan phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng chính sách minh bạch nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt thực hiện thông quan tự động, rút ngắn thời gian thông quan, giảm các chi phí phát sinh cho doang nghiệp.

Một nội dung quan trọng trong đó là Luật Quản lý thuếđang được xem xét, sửa đổi bổ sung. Khi luật này được hoàn thiện một loạt nghị định, thông tư về thủ tục hải quan, chếđộ kiểm tra, giám sát hải quan sẽđược thay đổi. Những văn bản mới này sẽhướng dẫn một số nội dung về thủ tục quản lý thuế thực hiện đồng thời trong quá trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và kiểm tra sau thông quan. Thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, quản lý thuế được thực hiện dựa trên kết quả thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế để áp dụng phương pháp quản lý rủi ro. Có ưu tiên và tạo thuận lợi đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, pháp luật thuế. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủhàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan sẽkhông được ưu tiên khi làm thủ tục hải quan. Mục tiêu của các văn bản sau này là thu gọn đầu mối văn bản và thực hiện quản lý một cách thống nhất, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình từtrước, trong và sau thông quan .

Thực hiện đề án theo quyết định số1380/QĐ-TCHQ ngày 14/7/2009, chương trình hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuếgiai đoạn 1 (GTT01) sẽ thay thế chương trình quản lý dữ liệu giá tính thuế GTT22 hiện nay với mục tiêu hỗ trợ công tác kiểm

tra, xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK và cải tiến phương pháp quản lý, kiểm tra, xác định trị giá hải quan nhằm tạo một bước đột phá mới trong công tác cải cách hành chính của ngành hải quan. Chương trình GTT01 khắc phục được nhưng bất cập của GTT22 như: Cập nhật được toàn bộ các nguồn thông tin, từ hàng hóa XK, NK, từ internet, sách báo, tạp chí, có thể đính kèm hình ảnh của hàng hóa XK, NK...; tựđộng truyền nhận dữ liệu giữa ba cấp: Chi cục - Cục - Tổng cục; đặc biệt là có chứa danh mục hàng hóa XK, NK rủi ro cấp tổng cục và cấp cục. Hệ thống này đảm bảo sự tra cứu được thuận lợi, dễ xác định hàng hóa giống hệt, tương tự khi xác định giá tính thuế, tiết kiệm được thời gian.

3.1.2 Định hướng tổ chức Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn trong quản lý nhằm tránh thất thu thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)